Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Thủ đoạn “rửa” hơn 445.000 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan
Chiều 19/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) với phần công bố cáo trạng.
Theo đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là người chi phối, điều hành, chỉ đạo, quyết định mọi hoạt động của Tập đoàn và các pháp nhân thuộc Tập đoàn; là người đưa ra chủ trương và chỉ đạo phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cáo trạng cho thấy, tháng 8/2018, Ngân hàng SCB đang ở trong tình trạng bị thanh tra, kiểm tra; việc xin cấp tín dụng từ Ngân hàng SCB của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gặp khó khăn, kèm theo tình hình nợ xấu kéo dài nên Trương Mỹ Lan đã chủ trì họp bàn với các bị cáo khác là nhân sự chủ chốt của Tập đoàn, Ngân hàng SCB và Công ty chứng khoán TVSI, chọn các công ty thuộc Tập đoàn để phát hành, tư vấn, chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ bất hợp pháp, huy động tiền từ người dân để trả nợ ngân hàng, đầu tư dự án và các mục đích cá nhân khác. Thực hiện chủ trương của Trương Mỹ Lan, từ năm 2018 đến năm 2020, các nhân sự chủ chốt tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty chứng khoán TVSI đã họp bàn, chọn và sử dụng 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gồm: Công ty An Đông, Công ty Quang Thuận, Công ty Sunny World và Công ty Setra để phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, không có tài sản đảm bảo với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu. Đồng thời, chạy dòng tiền khống để hợp thức nhà đầu tư sơ cấp cho số trái phiếu phát hành, sau đó thông qua Công ty chứng khoán bán trái phiếu cho hàng nghìn nhà đầu tư, thu tiền về sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không đúng với mục đích phát hành trái phiếu. Tính đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền hơn 30.000 tỷ đồng của 35.824 bị hại.Ngoài số tiền trên, Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỷ đồng qua việc tham ô hơn 415.000 tỷ đồng của SCB. Để hợp thức hóa nguồn tiền trên, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới lên phương án thực hiện việc rút, chuyển tiền mặt ra khỏi hệ thống SCB. Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới lập danh sách các pháp nhân, cá nhân nhận tiền, rút tiền, chủ yếu là từ các công ty “ma”.
Việc rút tiền mặt chủ yếu được thực hiện ở Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn theo quy trình: Trương Mỹ Lan chỉ đạo thông qua Nguyễn Phương Hồng (đã chết), sau đó Nguyễn Phương Hồng phối hợp với các bị cáo Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung yêu cầu bị cáo Nguyễn Phương Anh lập danh sách các pháp nhân, cá nhân nhận tiền, rút tiền. Đồng thời chỉ đạo Thái Thị Thanh Thảo, Giám đốc Phòng dịch vụ khách Wholesale, Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn phối hợp với Nguyễn Phương Anh triển khai thực hiện. Nguyễn Phương Anh đã chỉ đạo các nhân viên kế toán được giao quản lý công ty “ma” trong nhóm lập chứng từ (UNC, giấy rút tiền…) và chuyển cho bị cáo Thái Thị Thanh Thảo thông tin về pháp nhân nhận tiền, cá nhân rút tiền để lập chứng từ hoàn tất thủ tục rút tiền mặt, sau đó hẹn các cá nhân được thuê đến Ngân hàng SCB ký chứng từ rút tiền. Sau khi hoàn tất các thủ tục rút tiền, Thái Thị Thanh Thảo thông báo cho bị cáo Trần Thị Thúy Ái, Kiểm soát viên ngân quỹ Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn để xuất tiền mặt khỏi quỹ.Tiền sau khi xuất khỏi quỹ SCB được giao cho Bùi Văn Dũng (lái xe của Trương Mỹ Lan) vận chuyển về Tòa nhà Sherwood tại số 127 Pasteur (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (trợ lý của Trương Mỹ Lan). Uyên tiếp tục giao lại cho các cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Bùi Văn Dũng cũng vận chuyển lượng lớn tiền mặt về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở số 193-203 Trần Hưng Đạo (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc trực tiếp chuyển tiền cho các cá nhân theo chỉ đạo của Lan. Từ tháng 2/2019 đến tháng 9/2022, Dũng theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan đã nhận và vận chuyển hơn 108.000 tỷ đồng và hơn 14,7 triệu USD. Sau khi chiếm đoạt tiền từ Ngân hàng SCB, tùy theo mục đích sử dụng mà Trương Mỹ Lan chỉ đạo các bị cáo khác sử dụng pháp nhân được thuê và công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đến ngân hàng ký khống giấy nộp/rút tiền, thực hiện ủy nhiệm chi để chạy dòng tiền theo phương án đề ra. Các dòng tiền này phần lớn để Trương Mỹ Lan chi trả các khoản vay khác tại SCB, chi thực hiện dự án, chi cho nhiều cá nhân, thanh toán các khoản nợ; trả gốc và lãi trái phiếu… Về hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, theo lời khai của Trương Mỹ Lan, khi cần chuyển tiền ra nước ngoài để trả nợ hoặc nhận tiền vay từ nước ngoài chuyển về Việt Nam, Lan giao cho Trịnh Quang Công phối hợp cùng với Nguyễn Phương Anh, Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư, được Lan giao quản lý các công ty nước ngoài) lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, vay nợ giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài (đều là các công ty ma thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát). Thông qua các hợp đồng “khống” này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài qua hệ thống Ngân hàng SCB. Dưới sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, các đối tượng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã phối hợp với các nhân viên Ngân hàng SCB thực hiện chuyển tiền, nhận tiền quốc tế. Đa số hồ sơ chuyển tiền ra nước ngoài đều không đủ điều kiện hoặc các giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam còn thiếu thông tin về chuyển tiền bị hệ thống tự động khóa nhưng các đối tượng có thẩm quyền tại Ngân hàng SCB như Võ Tấn Hoàng Văn, Chen Yi Chung, Trương Khánh Hoàng, Bùi Anh Dũng vẫn duyệt cho chuyển tiền trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế. Cơ quan điều tra xác định, các bị cáo rút tiền mặt chuyển cho các cá nhân hơn 15.000 tỷ đồng, chi thực hiện các dự án gần 1.900 tỷ đồng, chi trả nợ hơn 48.000 tỷ đồng, chi trả cho các khoản vay tại SCB hơn 183.000 tỷ đồng, chuyển tiền ra nước ngoài hơn 32.000 tỷ đồng…- Từ khóa :
- trương mỹ lan
- chuyển tiền
- lừa đảo
- ngân hàng
- rửa tiền
- trái phiếu
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan với ba tội danh
10:30' - 19/09/2024
Ngày 19/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm: Xét xử vắng mặt không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các bên
16:09' - 08/09/2024
Tòa án nhân dân T.p Hồ Chí Minh sẽ xét xử vắng mặt bị hại, đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và đảm bảo quyền, lợi ích của các bị hại, đương sự theo đúng quy định của pháp luật.
-
Kinh tế & Xã hội
Tòa nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án Trương Mỹ Lan
18:11' - 19/08/2024
Ngày 19/8, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo về thời gian nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của các nhà đầu tư trái phiếu trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Để nghỉ hưu sớm cần có những điều kiện gì?
12:36'
Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường thuộc một trong các trường hợp sau.
-
Kinh tế và pháp luật
Tòa án Mỹ thu hẹp phán quyết hạn chế chính phủ sa thải nhân viên thử việc
11:29'
Ngày 1/4, một thẩm phán liên bang Mỹ ra phán quyết yêu cầu Chính quyền Tổng thống Donald Trump không thể sa thải nhanh hàng nghìn nhân viên liên bang thử việc ở 19 tiểu bang và Washington D.C.
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp an ninh trong ngày phán quyết Tổng thống
09:56'
Lực lượng cảnh sát cho biết hàng chục nghìn người dự kiến sẽ tụ tập gần Tòa án Hiến pháp, cũng như ở các khu vực lân cận, bao gồm Sejongdaero, Euljiro và Sajikro, vào ngày ra phán quyết.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo lừa đảo học chương trình "Học kỳ trong quân đội"
17:45' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Tỉnh Đoàn Quảng Trị cho biết, hiện chưa có kế hoạch tổ chức chương trình "Học kỳ trong quân đội" năm 2025 và cảnh báo người dân về các trang mạng mạo danh nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án đường, cầu vượt đường sắt ở Quảng Bình sau 3 năm vẫn gặp khó
17:37' - 01/04/2025
Dự án đường và cầu vượt đường sắt trung tâm thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) được kỳ vọng sẽ góp phần điều tiết tốt giao thông nội đô, giảm ùn tắc giao thông.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt 2 đối tượng lập tài khoản Facebook giả lừa gần 1,5 tỷ đồng
16:59' - 01/04/2025
Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Thanh Hóa) thông tin, đơn vị đã điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
-
Kinh tế và pháp luật
Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”
12:42' - 01/04/2025
Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”.
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc chờ đợi phán quyết lịch sử về Tổng thống Yoon Suk Yeol
12:39' - 01/04/2025
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ đưa ra quyết định quan trọng trong ngày 4/4 về việc Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ bị chính thức phế truất hay được phục hồi chức vụ.
-
Kinh tế và pháp luật
Thủ tướng Israel cung cấp lời khai trong vụ bê bối “Qatargate”
10:21' - 01/04/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 31/3 đã chính thức cung cấp lời khai cho cảnh sát trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ bê bối được gọi là “Qatargate”.