Xét xử vụ Công ty Nhật Cường: Triệu tập 12 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Theo kế hoạch, sáng 5/5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (viết tắt là Công ty Nhật Cường).
Hội đồng xét xử gồm 3 người: 1 thẩm phán, 2 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Trần Nam Hà (Phó Chánh Tòa Hình sự, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) làm chủ tọa phiên tòa. Kiểm sát viên cao cấp Vũ Mạnh Long (Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cử biệt phái về Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) và kiểm sát viên Nguyễn Thanh Lâm (Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) được phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa này. Vụ án này có tổng số 15 bị cáo, trong đó có 8 bị cáo làm việc tại Công ty Nhật Cường gồm: Nguyễn Bảo Ngọc (sinh năm 1980, Giám đốc tài chính), Trần Ngọc Ánh (sinh năm 1974, Phó Tổng Giám đốc), Đỗ Quốc Huy (sinh năm 1983, Giám đốc bán hàng), Nông Văn Lư (sinh năm 1985, nhân viên), Hoàng Văn Phong (sinh năm 1990, Trưởng ngành hàng Apple), Mai Tiến Dũng (sinh năm 1983, Trưởng ngành hàng điện thoại cũ), Bùi Quốc Việt (sinh năm 1970, nhân viên), Nguyễn Thị Bích Hằng (sinh năm 1972, Kế toán trưởng). Có 2 bị cáo làm việc tại Công ty Nhật Cường Quảng Châu (Trung Quốc) là Trần Tất Khoa (sinh năm 1981, Giám đốc) và Lê Hoài Phương (sinh năm 1987, nhân viên). Ngoài ra, còn có 5 bị cáo gồm: Nguyễn Bảo Trung (sinh năm 1988, trú tại phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội), Ngô Đức Tùng (sinh năm 1991, trú tại phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội), Phạm Văn Hiệp (sinh năm 1970, trú tại phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền, Hải Phòng), Đỗ Văn Dũng (sinh năm 1973, trú tại xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng) và Ngô Tuấn Sửu (sinh năm 1976, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Thanh Sơn). Bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về 2 tội: “Buôn lậu” (theo quy định tại Điều 188, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015) và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” (theo quy định tại Điều 221, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015). Bị cáo Nguyễn Thị Bích Hằng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” (theo quy định tại Điều 221, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015). Mười ba bị cáo còn lại bị truy tố về tội “Buôn lậu” (theo quy định tại Điều 188, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015). Hiện tại, có tổng số 20 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 15 bị cáo. Trong đó, bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc có 4 luật sư bào chữa; các bị cáo Đỗ Quốc Huy và Nông Văn Lư cùng có 3 luật sư bào chữa; các bị cáo còn lại đều có từ 1-2 luật sư bào chữa. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cũng đã triệu tập 12 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2019, Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) đã trực tiếp và chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên công ty thực hiện hành vi giao địch, mua bán trái phép tổng số 2.502 đơn hàng với 255.311 sản phẩm (gồm các loại điện thoại di động, máy tính, máy nghe nhạc, đồng hồ thông minh…) có tổng giá trị thanh toán hơn 2.927 tỷ đồng của 16 nhà cung cấp tại Hồng Công (Trung Quốc).Sau đó, Huy đã trực tiếp liên hệ, thỏa thuận thuê các đường dây vận chuyển hàng hóa trái phép từ Hồng Công về Việt Nam giao cho Công ty Nhật Cường tiêu thụ, giúp sức cho Bùi Quang Huy thực hiện hành vi buôn lậu tổng số 52.811 sản phẩm, tổng trị giá hơn 307 tỷ đồng.
Ngoài ra, năm 2014, Bùi Quang Huy chỉ đạo thành lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty; chỉ đạo Nguyễn Bảo Ngọc (Giám đốc tài chính) và Nguyễn Thị Bích Hằng (Kế toán trưởng) sử dụng, ghi chép số liệu liên quan đến hoạt động của Công ty Nhật Cường trên 2 hệ thống sổ sách kế toán tại phần mềm ERP và phần mềm MISA.Trong đó, có nhiều số liệu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tiền đầu tư vào các công ty con do Bùi Quang Huy thành lập… chỉ được ghi chép trên phầm mềm ERP để theo dõi nội bộ, không ghi chép trên phần mềm MISA để đưa vào các báo cáo thuế, báo cáo tài chính, kê khai với cơ quan quản lý Nhà nước. Hành vi lập 2 hệ thống sổ sách kế toán nêu trên đã bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản, nguồn vốn hoạt động thực tế của Công ty Nhật Cường, vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 13 - Luật Kế toán.
Viện Kiểm sát xác định, với những hành vi vi phạm trên, chỉ tính phần nghĩa vụ nộp thuế trong các hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường đã gây thiệt hại cho Nhà nước gần 30 tỷ đồng. Hành vi này còn nhằm mục đích che giấu hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, tránh sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng. Hiện, Bùi Quang Huy cùng một số bị can khác trong vụ án đang bỏ trốn, Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi bắt được sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 1 tuần./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày 5/5, xét xử vụ án buôn lậu tại Công ty Nhật Cường
17:25' - 15/04/2021
Ngày 15/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định ngày 5/5 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai
10:57' - 21/11/2024
Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ) bằng hình thức khiển trách.
-
Kinh tế và pháp luật
18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos vì gian lận tài chính
09:53' - 21/11/2024
Ngày 20/11, tòa án New York, Mỹ đã kết án 18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos, Bill Hwang vì gian lận tài chính liên quan đến vụ sụp đổ quỹ này vào năm 2021, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án trường học có cần giấy phép môi trường?
07:00' - 21/11/2024
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải bảo đảm đáp ứng đồng thời quy định tại Khoản 8 Điều 3 và Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh được xác định là chủ mưu
21:12' - 20/11/2024
Trong vụ án này, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) được xác định có vai trò cầm đầu, chủ mưu.
-
Kinh tế và pháp luật
Công chức lãnh đạo, quản lý bị xem xét miễn nhiệm khi nào?
07:00' - 20/11/2024
Ông Đ.V.P làm Phó Trưởng phòng tại cơ quan cấp sở. Tháng 4/2021, cơ quan thực hiện sắp xếp lại tổ chức theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, từ 5 phòng xuống còn 4 phòng.
-
Kinh tế và pháp luật
Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề y
07:00' - 19/11/2024
Theo quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 135 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Thu giữ số tài sản khoảng 4.900 tỷ đồng từ các bị cáo
21:14' - 18/11/2024
Theo Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của cơ quan này là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).
-
Kinh tế và pháp luật
Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng
18:17' - 18/11/2024
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, giải quyết tố cáo 1 trường hợp và xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng khác.