Xin phép xây dựng bờ bao, doanh nghiệp đào giao thông hào trên đất rừng tự nhiên
Không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk nhưng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ánh Dương (trụ sở tại thành phố Buôn Ma Thuột) đã cho máy móc đào giao thông hào dài 10km trên đất rừng tự nhiên thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Yok Đôn, xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn.
Trước đó, tháng 7/2016, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ánh Dương có tờ trình gửi UBND tỉnh Đắk Lắk xin điều chỉnh quy hoạch Khu du lịch sinh thái Bản Đôn.Cụ thể, Công ty Ánh Dương xin xây dựng bờ bao có chiều dài 35km, sâu 3m, rộng 20m trên cơ sở đường bờ bao cũ đã bị bồi lấp (chiều dài 11km) để bảo vệ rừng và vận hành hệ thống xe điện, xe buýt đưa khách du lịch thăm quan, ngắm động vật hoang dã…
UBND tỉnh Đắk Lắk giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hiện trạng, xác định diện tích đất mà doanh nghiệp đề xuất đào xây bờ bao khoảng 28,7ha, chủ yếu là rừng tự nhiên, mật độ cây rừng tương đối dày, cây tái sinh phát triển mạnh.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk:“Việc xây dựng bờ bao của doanh nghiệp sẽ tác động đến đất có rừng tự nhiên, phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, sử dụng đất theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong khi, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khôi phục rừng bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, không thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác (kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai). Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Công ty Ánh Dương tìm giải pháp thích hợp, đảm bảo đúng mục đích sử dụng đất, đúng pháp luật để thực hiện dự án một cách hiệu quả”.
Tuy nhiên đến tháng 9/2016, Công ty Ánh Dương lại có tờ trình gửi UBND huyện Buôn Đôn xin đào bờ bao dài hơn 10km (trong 35km đã đề xuất trước đó), trên cơ sở bờ bao cũ đã bị bồi lấp của Công ty Cao su Đắk Lắk xung quanh Khu du lịch sinh thái Bản Đôn.UBND huyện Buôn Đôn đã đồng ý để Công ty Ánh Dương được nạo vét, tu sửa bờ bao trên cơ sở hiện trạng ban đầu. Theo ghi nhận của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam chiều ngày 20/4/2017, việc san ủi, nạo vét bờ bao đã hoàn thành.
Hệ thống giao thông hào được Công ty Ánh Dương đào khá sâu (3m), dài 10km tạo thành rãnh lớn nên người dân và gia súc của người dân các buôn xã Krông Na không thể qua lại được.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk Nguyễn Đức Việt khẳng định:Tỉnh Đắk Lắk thực hiện nghiêm quy định không chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên vào các mục đích khác nên khi Công ty Ánh Dương đề xuất xin nạo vét, đào giao thông hào trên đất rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu UBND tỉnh kiên quyết không đồng ý. Việc UBND huyện Buôn Đôn đồng ý để cho Công ty Ánh Dương đào hào trên đất rừng là sai quy định.
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Buôn Đôn Nguyễn Thế Thành cho biết:“Ngoài đường giao thông hào dài trên 10km nói trên, Công ty Ánh Dương cũng vừa gửi đề xuất lên UBND huyện Buôn Đôn cho thi công thêm hệ thống bờ bao có chiều dài khoảng 4km, rộng 10m. Diện tích đất mà công ty này đề xuất nằm ở đường giáp ranh với Trung tâm quản lý bảo tồn voi Đắk Lắk, tuy nhiên huyện Buôn Đôn chưa đồng ý vì không thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện”.
Theo ông Khăm Thuỷ Lào - cán bộ địa chính xã Krông Na, 4km đất rừng mà Công ty Ánh Dương đề xuất đào giao thông hào thuộc rừng phòng hộ, là rừng tự nhiên, cây rừng đang tái sinh và phát triển mạnh mẽ, mật độ cây dày.
Đặc biệt, khu vực này nằm giáp ranh với rừng thuộc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk nên nếu để công ty tiếp tục triển khai hệ thống giao thông hào có chiều sâu và rộng lớn sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước, nhất là xã Krông Na là khu vực voi rừng thường xuyên kéo về tìm thức ăn.
Trước đó, tháng 5/2016, tại xã Ia Lốp, huyện Ea Súp, Công ty Hoàn Vũ cũng đã tự ý đào 13km giao thông hào, rộng 6m, sâu 3m để ngăn chặn voi rừng vào phá hoại cây trồng. Sự việc sau đó bị chính quyền phát hiện và xử lý theo quy định./.>>>
![7 khu vực rừng có khả năng cháy lớn ở Đồng Tháp](http://image.bnews.vn/MediaUpload/Medium/2016/08/17/192405_da-nang-da-khong-che-duoc-vu-chay-rung-lon-xay-ra-tren-deo-hai-van.jpg)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Điện Biên gỡ vướng trong giải quyết tình trạng phá rừng và di cư tự do ở Mường Nhé
20:03' - 21/04/2017
Sau gần 2 tháng thực hiện Kế hoạch 420, các tổ công tác đo được hơn 6.632 ha rừng, phát hiện 227 điểm với diện tích rừng bị phá gần 720 ha.
-
Kinh tế Việt Nam
Để mất rừng, nhiều cán bộ lâm nghiệp ở Kon Tum bị kỷ luật
14:21' - 21/04/2017
Liên quan đến việc để mất rừng, tỉnh Kon Tum đã ra nhiều quyết định kỷ luật các cán bộ lâm nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng các vùng rừng kinh tế lâm nghiệp tập trung tại Quảng Nam
11:47' - 20/04/2017
Để hình thành các vùng rừng kinh tế lâm nghiệp tập trung, trong thời gian tới, Quảng Nam xác lập quyền sử dụng đất ổn định cho các chủ rừng để họ yên tâm đầu tư phát triển rừng.
-
Kinh tế và pháp luật
Phạt tù 11 bị cáo trong vụ lập khống dự án trồng rừng
12:47' - 18/04/2017
Sau 1 tuần mở phiên tòa xét xử, sáng 18/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 11 bị cáo trong vụ án lập khống dự án trồng rừng ở Nghệ An để chiếm đoạt hơn 863 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử nghiêm các sai phạm liên quan vụ phá rừng ở Vườn Quốc gia Ba Bể
09:21' - 18/04/2017
Liên quan đến vụ hàng loạt cây gỗ nghiến ở Vườn Quốc gia Ba Bể bị chặt phá thời gian vừa qua gây bức xúc dư luận, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có những biện pháp nhằm xử lý và ngăn chặn tình trạng phá rừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương điều tra vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông
21:21' - 23/10/2016
Ngày 23/10/2016, tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng do các đối tượng dùng súng bắn chết 3 người, làm bị thương 3 người là bảo vệ rừng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh xây dựng kịch bản tăng trưởng 14% năm 2025
12:45'
Đầu tháng 2/2025, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ thay đổi kịch bản, nâng mức tăng trưởng kinh tế lên l4% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến nông phải cùng với nông dân chuyển đổi sang phương thức sản xuất hữu cơ, hiện đại
12:45'
Sáng 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 (Chiến lược khuyến nông).
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép đón chuyến tàu đầu tiên của Liên minh Premier
10:28'
Liên minh Premier được hình thành từ tái cấu trúc chiến lược của Liên minh THE trước đây bao gồm ba hãng tàu lớn: ONE (Ocean Network Express), HMM và Yang Ming, chính thức hoạt động từ tháng 2/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình
10:20'
UBND thành phố Hà Nội đang lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
10:08'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 18/2, với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,86% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Những gợi ý để kinh tế Bình Dương tăng trưởng 2 con số
09:59'
Theo ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh được giao tăng trưởng kinh tế 10% trong năm 2025 theo Nghị quyết 25/NQ-CP là nhiệm vụ thách thức nhưng cũng mang ý nghĩa quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Pháp hướng tới năm 2025 gặt hái nhiều thành tựu
09:16'
Tối 17/2, tại Tòa thị chính Paris đã diễn ra chương trình “Tết cộng đồng Việt Nam mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với thành phố Paris tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
08:34'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 18/2, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Yamato mở các Trung tâm Logistics tại Việt Nam
19:27' - 17/02/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Yamato Holdings cùng với đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ... sẽ đầu tư phát triển các trung tâm logistics tại Việt Nam.