Xoay chiều trong gió ngược
Vị Tổng thống thứ 47 của Mỹ kỳ vọng chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của nhiệm kỳ trước và "vũ khí" thuế quan trên diện rộng sẽ bảo vệ ngành công nghiệp và giảm thâm hụt thương mại. Nhưng liệu nước Mỹ có thể một mình "vĩ đại trở lại" trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau? Câu trả lời nằm ở phản ứng đa chiều và cẩn trọng của cộng đồng quốc tế, cũng như những hệ lụy khó lường mà chính sách này có thể gây ra cho tương lai của thương mại toàn cầu.
Khi ông Trump sử dụng thuế quan như một công cụ để tái cân bằng thương mại, châu Á trở thành mục tiêu số một không chỉ vì Trung Quốc, mà vì khu vực này là nơi tập trung bảy quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ. Châu Á quy tụ những nhà xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ trong nhiều lĩnh vực như ô tô từ Nhật Bản và Hàn Quốc, chip bán dẫn từ Đài Loan (Trung Quốc), dược phẩm Ấn Độ...
Nhật Bản không chọn đối đầu trực tiếp mà tìm cách thỏa hiệp thông qua đàm phán. Tokyo đã đề xuất tăng cường đầu tư vào Mỹ, với cam kết đầu tư 1.000 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng và công nghệ. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đẩy mạnh nhập khẩu LNG để cân bằng thương mại song phương. Đối mặt với nguy cơ bị áp thuế cao vào các sản phẩm chủ chốt như ô tô và bán dẫn, Hàn Quốc đã đàm phán để giảm mức thuế và cam kết hỗ trợ 249,3 tỷ USD cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nhiều nước Đông Nam Á đang đối mặt với hậu quả từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài. Mỹ nhiều lần chỉ trích các quốc gia đóng vai trò như "cửa sau" để hàng Trung Quốc vào Mỹ. Trong bối cảnh này Thái Lan tuyên bố sẽ tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Malaysia và Indonesia cũng tìm cách tăng cường liên kết kinh tế nội khối để giảm phụ thuộc vào Mỹ. Thông điệp cảnh giác và sẵn sàng đáp trả Liên minh châu Âu (EU) đang thực thi chiến lược kết hợp giữa đàm phán và trả đũa. Ngay sau khi Mỹ áp thuế 25% lên thép và nhôm, Ủy ban châu Âu tuyên bố sẵn sàng áp thuế trả đũa lên các sản phẩm của Mỹ như rượu vang, xe máy và hàng công nghệ cao. Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều khẳng định EU không thể nhượng bộ trước áp lực từ Mỹ, đồng thời thúc đẩy đàm phán trong khuôn khổ WTO để tìm kiếm giải pháp lâu dài. Ngoài ra, EU cũng tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ bằng cách mở rộng các hiệp định thương mại với châu Á và Mỹ Latinh. Việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển có thể giúp châu Âu duy trì sức cạnh tranh giũa bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng. Hướng đi nào cho tương lai? Cuộc đối đầu thương mại giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới không chỉ là vấn đề thuế quan đơn thuần mà còn là biểu hiện của một trật tự kinh tế đang thay đổi. Chính sách bảo hộ của Mỹ đặt dấu hỏi về sự tồn tại của các hiệp định thương mại đa phương và khả năng duy trì một hệ thống thương mại toàn cầu ổn định. Trong bối cảnh đó, các nước không thể chỉ đơn thuần phản ứng mà cần có chiến lược dài hạn để thích ứng. Phản ứng đa dạng của các nước từ phòng thủ, nhượng bộ đến đối đầu, cho thấy một thế giới đang loay hoay tìm kiếm điểm cân bằng mới trong “ván bài” thuế quan mà Mỹ đã khởi xướng.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện thuế quan của Mỹ gây hoang mang
12:36' - 27/02/2025
Trong cuộc họp nội các đầu tiên của mình vào ngày 26/2, khi được hỏi về thời điểm bắt đầu áp dụng thuế quan đối với Canada và Mexico, ông Trump trả lời rằng đó sẽ là ngày 2/4.
-
Ô tô xe máy
Ngành ô tô Nhật Bản kêu gọi chính phủ bảo vệ trước thuế quan của Mỹ
16:20' - 26/02/2025
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) ngày 25/2 kêu gọi chính phủ nỗ lực bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khỏi thuế quan mà Mỹ có thể áp đặt đối với mặt hàng ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét khả năng áp thuế đồng nhập khẩu
08:06' - 26/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/2 đã ký sắc lệnh yêu cầu xem xét khả năng áp dụng thuế quan mới đối với mặt hàng đồng nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bước ngoặt mới về bằng sáng chế giữa EU và Trung Quốc
10:17'
Theo quyết định được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố ngày 21/7, Liên minh châu Âu (EU) đang có ưu thế liên quan tới tranh chấp thương mại với Trung Quốc về sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Thế giới
EU chuẩn bị biện pháp đáp trả khi Mỹ muốn tăng thuế quan
09:43'
Liên minh châu Âu (EU) vẫn mong muốn có một thoả thuận thương mại với Mỹ, nhưng khối này được cho là đang chuẩn bị các biện pháp đáp trả khi Tổng thống Trump có lập trường cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Anh ký thỏa thuận đối tác chiến lược mới với OpenAI
09:12'
Chính phủ Anh vừa ký thỏa thuận đối tác chiến lược mới với công ty OpenAI nhằm mở rộng hợp tác nghiên cứu an ninh trí tuệ nhân tạo (AI) và xem xét khả năng đầu tư vào hạ tầng AI tại Anh.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo doanh thu của Kênh đào Suez sẽ tăng mạnh trong 5 năm tới
09:11'
Doanh thu từ Kênh đào Suez được dự báo sẽ tăng 89% từ 6,3 tỷ USD trong năm tài chính 2025-2026 lên 11,9 tỷ USD vào năm tài chính 2029-2030.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không vội ký các thỏa thuận thương mại trước ngày 1/8
21:51' - 21/07/2025
Mỹ sẽ không vội vàng ký kết các thỏa thuận thương mại trước thời hạn 1/8 - thời điểm các quốc gia liên quan có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn nếu chưa đạt được thỏa thuận với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thông tin mới nhất về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay Jeju Air tại Hàn Quốc
17:58' - 21/07/2025
Kết quả điều tra mới nhất về vụ tai nạn máy bay thảm khốc của hãng hàng không Jeju Air xảy ra tháng 12 năm ngoái cho thấy các phi công đã tắt nhầm động cơ khi gặp sự cố va chạm với chim.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản cam kết giải quyết các thách thức kinh tế lớn
16:06' - 21/07/2025
Ngày 21/7, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tuyên bố ông sẽ giải quyết các thách thức kinh tế lớn như giá cả tăng cao và thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp vùng Normandie (Pháp) muốn mở rộng cơ hội hợp tác với Việt Nam
11:15' - 21/07/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng ở vùng Normandie, nhiều doanh nghiệp ở đây bày tỏ mong muốn mở rộng hợp tác đầu tư với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ để ngỏ việc duy trì mức thuế cơ bản 10%
08:31' - 21/07/2025
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết nước này vẫn có ý định áp dụng thuế quan cơ bản 10% đối với nhiều quốc gia nhỏ hơn, bất chấp những gợi ý gần đây rằng mức thuế này có thể cao hơn.