Xuất khẩu của Nghệ An hướng đến mục tiêu đạt 4 tỷ USD vào năm 2025
Tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến từ 83,6% năm 2020 lên 90,4% vào năm 2025; giảm tỷ trọng hàng khoáng sản và nhiên liệu từ 7,68% xuống còn 3,92%; thu ngân sách từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu giai đoạn 2021-2025 đạt từ 7.700 tỷ đồng.
Trong số đó, nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt 3,61 tỷ USD, chiếm 90,4% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm này gồm có: dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, hoa quả chế biến, hạt nhựa, bao bì...
Theo đó, Nghệ An đã xây dựng kế hoạch với nhiều giải pháp như đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; xây dựng kết cấu hạ tầng động bộ, tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế.Đồng thời, tỉnh nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ.
Ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An cho biết, ngành tập trung rà soát, hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách trong thông quan hàng hóa xuất khẩu nhằm tránh chồng chéo; xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, cải tạo nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi tại khu vực cửa khẩu biên giới và cảng biển, mở rộng khơi thông luồng lạch tại cảng biển để tàu trọng tải lớn ra vào thuận lợi; đồng thời, chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu xuất khẩu về lâu dài.
Cùng với đó, ngành sẽ nâng cao chất lượng cán bộ quản lý lĩnh vực xuất nhập khẩu về các lĩnh vực, thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường, đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm của Chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường...; tăng cường cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thuế, hải quan, giám định chất lượng, kiểm dịch động thực vật, khử trùng... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp vào đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nghệ An.
Ngành công thương cũng sẽ tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu; thường xuyên kết nối với doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp tháo gỡ và hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt đối với nhóm ngành hàng xuất khẩu có lợi thế mạnh.
Những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Nghệ An đang có nhiều cơ hội thuận lợi nhờ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hiệu quả từ các Hiệp định thương mại thương mại tự do (FTA).
Xu hướng chuyển dịch các dòng vốn đầu tư giai đoạn hậu dịch COVID-19, cùng với sự chuẩn bị tốt hạ tầng các khu công nghiệp như VSIP, WHA Hemaraj, hạ tầng giao thông, cảng biển, hàng không, đường sắt... cũng mở ra cơ hội để Nghệ An tạo dựng nguồn hàng thúc đẩy xuất khẩu.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Nghệ An vẫn chưa thực sự ổn định và bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp, chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động giá rẻ, chưa có hàng hóa xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao để có thể tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
“Các Hiệp định thương mại thế hệ mới đã và đang được thực thi sẽ mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu nhưng cũng nhiều thách thức cho doanh nghiệp ở địa phương trong điều kiện sản xuất hàng hóa, năng lực cạnh tranh và hạ tầng phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh còn hạn chế” - ông Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương phân tích.
Với quan điểm không phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, ngành công thương đang thực thi hiệu quả cam kết và khai thác tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhất là thị trường trọng điểm chiến lược như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN…; đồng thời, nâng cao chế biến, chế tạo, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh cho hàng hóa xuất khẩu của địa phương.
Mặc dù chịu tác động của dịch COVID – 19, năm 2021 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nghệ An đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 59,7% so với năm 2020, vượt 101% kế hoạch (1,2 tỷ USD).
Đặc biệt, các ngành có thế mạnh như dệt may, da giày, dù chịu tác động lớn của dịch bệnh nhưng vẫn đạt mục tiêu sớm hơn dự kiến.
Những ngành hàng truyền thống, có thế mạnh xuất khẩu như điện thoại, điện tử, máy móc, linh kiện… cũng đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 15 - 25%.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa tiếp tục được mở rộng. Đến nay, các doanh nghiệp Nghệ An đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trường của hơn 150 nước và khu vực trên thế giới./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu lô xoài đầu năm sang châu Âu
15:52' - 19/02/2022
3 tấn xoài đầu năm 2022 của Đồng Tháp xuất khẩu sang châu Âu là xoài Cát chu. Đây là những quả xoài có mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và có chứng nhận chỉ dẫn địa lý xoài Cao Lãnh.
-
DN cần biết
Sản phẩm mật ong bị áp thuế hơn 400%: Sẽ khó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
10:45' - 18/02/2022
Thông tin từ Hội Nuôi ong Việt Nam cho thấy, cả nước ước tính có trên 1,7 triệu đàn ong với 3,5 vạn người nuôi ong và có khoảng 30 doanh nghiệp xuất khẩu mật ong vào Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu tôm có thể đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2025
10:27' - 18/02/2022
Thị phần tôm Việt tại các thị trường như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, ngành tôm cũng đang đối mặt với không ít thách thức và áp lực cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.