Xung đột ở Ukraine đe dọa an ninh lương thực
Nhật báo Les Echos cảnh báo xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ gây ra bất ổn khu vực mà còn có thể mang lại những hậu quả toàn cầu khi tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng, bởi đây là hai quốc gia chủ chốt về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón.
Vai trò của Nga và Ukraine
Sự gia tăng căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây đã và đang có tác động đến giá ngũ cốc thế giới. Trên sàn giao dịch hợp đồng tương lai lớn nhất ở châu Âu Euronext, giá một tấn lúa mỳ xay xát giao tháng Ba đang dao động quanh mức 275 euro (308 USD) và giá ngô kỳ hạn là 260 euro. Tuy các mức giá này chưa chạm đến mức kỷ lục được ghi nhận vào mùa Thu năm ngoái (khoảng 310 euro/tấn đối với lúa mỳ), nhưng cũng khiến thể giới hồi hộp lo lắng.Ban lãnh đạo Công ty tư vấn của Pháp về thị trường nông sản và thực phẩm nông nghiệp (Agritel) hôm 22/2 nhấn mạnh rằng biến động bất ngờ vẫn "tiềm ẩn một cách bất định" trong bối cảnh hiện nay, vì điều đó phụ thuộc vào quyết định về các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể được áp dụng đối với Nga hoặc thậm chí là sự gián đoạn của các hoạt động vận tải và logistic ở Ukraine. Hai nước này hiện là hai cường quốc trong thương mại quốc tế về nguồn lương thực và nguyên liệu nông nghiệp.Thierry Pouch, nhà kinh tế học và trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế của Hiệp hội Nông nghiệp Pháp, nhận xét: "Nếu trong những năm 1990, Nga là nước nhập khẩu mặt hàng này thì ngày nay quốc gia này đã là nước xuất khẩu ròng nhờ những cải cách do Tổng thống Vladimir Putin thực hiện.Nga sản xuất tổng cộng 75 triệu tấn lúa mỳ, chiếm 11% sản lượng toàn cầu và chiếm 18% đến 20% kim ngạch xuất khẩu loại ngũ cốc này của thế giới. Ukraine, quốc gia sản xuất 33 triệu tấn lúa mỳ vào năm ngoái, trong đó 3/4 dành cho xuất khẩu, đứng thứ 12 trong số các nhà xuất khẩu thế giới. Đất nước này thậm chí còn được đánh giá cao hơn về sản xuất ngô, với sản lượng lên tới 40 triệu tấn trong đó xuất khẩu tới 32 triệu tấn”.
Khủng hoảng lương thực đe dọa ổn định xã hộiVới khoảng 40% sản lượng lúa mỳ của Ukraine nằm ở phía Đông đất nước, trong đó có 8% ở các khu vực ly khai, nông nghiệp thế giới có thể lo ngại về điều tồi tệ nhất nếu một cuộc xung đột nổ ra ở đó. Và nếu chiến sự ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng cảng của thành phố Mariupol và mạng lưới đường sắt xung quanh khu vực này thì hậu quả cũng rất nặng nề. Marc Zribi, người đứng đầu bộ phận ngũ cốc và đường tại cơ quan quản lý nông sản và hải sản Pháp (FranceAgriMer) cảnh báo việc chiếm đóng của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine có thể tước đi 30% sản lượng lúa mạch và 40% sản lượng hướng dương, lúa mỳ hoặc ngô của nước này. Đối với dầu hướng dương, Nga và Ukraine chiếm gần 80% xuất khẩu của thế giới, đặc biệt là sang Liên minh châu Âu.Vai trò quan trọng của Nga trên thị trường phân bón cũng là điều khiến thế giới quan tâm. Theo Thierry Pouch, Nga đại diện cho 16% giao dịch thương mại thế giới về mặt hàng này. Ông giải thích: "Vì khí gas được sử dụng để sản xuất phân đạm, nên nếu xung đột xảy ra, nguy cơ tăng giá của các loại phân bón này sẽ rất cao, và đó cũng là điều khiến thế giới phải lo ngại. Giá phân đạm tăng sẽ khiến người nông dân, đặc biệt là ở Pháp, sản xuất ít hơn vì lý do chi phí". Và không chỉ Pháp, mà các nhà sản xuất ngũ cốc hàng đầu khác như Mỹ, Canada, Brazil, Argentina và gần đây là Ấn Độ, cũng sẽ gặp bất lợi vì vòng xoáy tăng giá mới của phân bón do xung đột gây nên. Chủ tịch liên minh nông nghiệp FNSEA, ông Christiane Lambert, đã nhấn mạnh rằng "để tạo ra phân bón bạn cần có khí đốt", và ông dự đoán những tác động lên giá sản xuất đối với ngành công nghiệp thực phẩm là điều "không thể phủ nhận".Hiện nay, không có gì bảo đảm rằng các quốc gia khác sẽ có thể thay thế một cách hoàn hảo nguồn lương thực xuất khẩu của Nga và Ukraine nếu chúng bị gián đoạn nghiêm trọng. Theo chuyên gia Thierry Pouch, "cuộc khủng hoảng địa chính trị này diễn ra trong bối cảnh tình trạng mất an ninh lương thực đang ngày càng trầm trọng trên thế giới do những cuộc xung đột xảy ra trong vài năm trở lại đây”.Ông Thierry Pouch cảnh báo, nếu giá ngũ cốc tiếp tục tăng, các quốc gia phía Nam Địa Trung Hải sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng hàng đầu. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ bất ổn xã hội và các cuộc bạo loạn sẽ khó có hồi kết./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo xem xét lại quan hệ với tất cả các nước áp đặt trừng phạt
20:45' - 26/02/2022
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 26/2 cho biết các lệnh trừng phạt hiện nay chống Nga có thể là lý do để Moskva xem xét lại quan hệ với tất cả các nước áp đặt trừng phạt.
-
Kinh tế Thế giới
Các bộ trưởng năng lượng EU sẽ họp khẩn về khủng hoảng Ukraine
20:45' - 26/02/2022
Các bộ trưởng năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành một cuộc họp bất thường tại Brussels vào ngày 28/2 tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
-
Tài chính
Tổng Giám đốc IMF: Tình hình tại Ukraine có thể gây rủi ro kinh tế đáng kể
17:56' - 26/02/2022
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kristalina Georgieva phát biểu ngày 25/2 cho rằng những diễn biến tại Ukraine trong tuần qua có thể gây rủi ro kinh tế đáng kể đối với khu vực và toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent tăng gần 5% trong tuần qua do căng thẳng Nga-Ukraine
13:33' - 26/02/2022
Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 25/2, thu hẹp đà tăng trong tuần qua, khi giới đầu tư tiếp tục theo dõi những diễn biến tại Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30'
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30'
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.