Yếu tố nào hỗ trợ tăng trưởng cho Nhựa An Phát Xanh?
Thực tế, sản xuất bao bì nhựa, phụ gia nhựa, thương mại hạt nhựa nguyên sinh và bất động sản khu công nghiệp đang là những mảng, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của Nhựa An Phát.
Hưởng lợi từ bất động sản khu công nghiệp
Thị trường bất động sản khu công nghiệp tiếp tục là điểm sáng với dư địa phát triển lớn, đặc biệt ở khu vực miền Bắc do sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc cũng như các Hiệp định thương mại tự do được ký kết thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và các nước.
Riêng tại Hải Dương nằm trong 5 khu vực công nghiệp trọng điểm miền Bắc bên cạnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông kết nối thuận tiện với 2 tuyến Quốc lộ 5 và Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Tổng nguồn cung đất công nghiệp tại Hải Dương là 3.600 ha, với 21 khu công nghiệp đã và đang được quy hoạch.
Theo Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, tỉnh mới có 11 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 1.560 ha; trong đó có 10 khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy trên 85%. Như vậy, nếu tính cả quỹ đất 112 ha Khu công nghiệp Tân Trường mở rộng có khả năng vận hành năm 2021, quỹ đất trống sẵn sàng cho thuê tại Hải Dương giai đoạn 2021-2022 không còn nhiều. Đây sẽ là lợi thế cho Khu công nghiệp An Phát Complex 1 của Nhựa An Phát Xanh khi đưa vào hoạt động trong năm 2022.
Năm 2021, mảng bất động sản của Nhựa An Phát Xanh dự kiến sẽ tăng trở lại nhờ doanh thu diện tích còn lại tại Khu công nghiệp Complex và dự án bất động sản Complex 1 bắt đầu giao dịch từ quý III - IV với gần 15 ha diện tích cho thuê mới.
Trước đó, năm 2020, thị trường khu công nghiệp Hải Dương chứng kiến tăng trưởng tích cực về cả giá thuê đất với mức tăng từ 5 - 20% và tỷ lệ lấp đầy đạt 79% đối với đất, 97% đối với nhà xưởng. Giá thuê đất công nghiệp tại Hải Dương ghi nhận khoảng 60 - 90 USD/m2/kỳ hạn còn lại; giá thuê nhà xưởng từ 3 - 5 USD/m2/tháng, thấp nhất trong các tỉnh miền Bắc.
Theo quan sát của các chuyên gia phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Stanley Brothers (SBSI), hệ sinh thái doanh nghiệp tỉnh Hải Dương đã được cải thiện đáng kể khi Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chính thức được thông xe, giao thông khu vực được giải phóng. Sở dĩ giá đất công nghiệp Hải Dương thấp là do giai đoạn trước năm 2015, giao thông khu vực còn nhiều hạn chế, không thu hút được các doanh nghiệp lớn đến đầu tư và mạng lưới các nhà máy trong chuỗi cung ứng sản xuất còn yếu.
Gia tăng sản lượng bao bì
Cùng với mảng bất động sản, việc tăng tỷ lệ bao bì tự hủy và tối đa hóa công suất sản xuất bao bì công nghiệp được kỳ vọng sẽ giúp Nhựa An Phát Xanh tăng biên lợi nhuận trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
Nhựa An Phát Xanh chính thức ra mắt dòng sản phẩm bao bì tự hủy sinh học năm 2019 và liên tục tăng công suất cho tới nay. Việc sản xuất bao bì tự hủy sử dụng các dây chuyền sản xuất bao bì có sẵn của Nhựa An Phát giúp doanh nghiệp này có thể chuyển đổi linh hoạt mà không cần tốn thêm chi phí đầu tư mới.
Song song, doanh nghiệp này đã đầu tư thêm nhà máy số 8 với công suất 9.600 tấn/năm sản xuất túi tự hủy để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu về bao bì tự hủy tăng nhanh, đặc biệt tại thị trường Châu Âu và Mỹ.
Theo tính toán của Nhựa An Phát Xanh, việc tự sản xuất nguyên liệu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được từ 30 - 40% chi phí nguyên liệu so với việc nhập khẩu, đẩy giá bán cạnh tranh, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, đồng thời làm tăng biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nằm trong chiến lược mở rộng sản phẩm ngành nhựa, Nhựa An Phát Xanh đã mua lại Công ty cổ phần Nhựa và Bao bì An Vinh - một doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì jumbo trọng tải lớn dùng trong vận tải công nghiệp làm từ polypropylen (PP) dệt. An Vinh có sản lượng 12.000 tấn/năm và đang hoạt động 60 - 70% công suất. Nhà máy này dự kiến sẽ đóng góp doanh thu trung bình từ 500 - 600 tỷ đồng/năm và biên lợi nhuận cao hơn so với biên lợi nhuận bao bì màng mỏng truyền thống khi chạy hết công suất. Năm 2021, sản lượng sản xuất của An Vinh ước đạt công suất 80 - 85%.
Về phía các chuyên gia phân tích SBSI nhận định, hoạt động của Công ty cổ phần An Tiến Industries - một công ty con của Nhựa An Phát Xanh đang trong đà tăng cũng góp phần tăng trưởng cho Nhựa An Phát Xanh. Theo đó, giá hạt nhựa tăng giúp phục hồi mảng nhựa phụ gia và thương mại hạt nhựa do giá dầu tăng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 dần được khống chế, nhu cầu phục hồi các ngành công nghiệp mà nhựa là một trong những nguyên liệu đầu vào sẽ kích thích xuất khẩu bột đá tăng. Giai đoạn 2021-2023, An Tiến tiếp tục cải tiến quy trình, tối ưu công suất sản xuất CaCo3 lên 16.000 tấn/tháng, gia tăng thị phần trong năm 2021.
Quý I/2021, Nhựa An Phát Xanh ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất 2.280 tỷ đồng, tăng 45,04% so với cùng kỳ năm 2020; lợi nhuận sau thuế cũng tăng 41,27% so với cùng kỳ, đạt 89 tỷ đồng.
Với kết quả kinh doanh tích cực như vậy, SBSI ước tính lợi nhuận sau thuế của AAA đạt 621 tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm 2019 với điểm nhấn lợi nhuận từ bất động sản khu công nghiệp và tăng trưởng sản lượng bao bì màng mỏng, bao bì jumbo./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Bộ Xây dựng: Nghị định 30 không gây khó khăn hay cản trở doanh nghiệp
19:42' - 28/04/2021
Nghị định 30 còn tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực tế khi phát triển nhà ở thương mại, đặc biệt đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
-
Chứng khoán
Nhựa An Phát Xanh sắp phát hành 75 triệu cổ phiếu ra công chúng
11:08' - 07/03/2021
Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (Mã chứng khoán: AAA) vừa có thông báo Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc phát hành cổ phiếu ra công chúng tăng vốn điều lệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp xi măng tìm lợi nhuận tại thị trường nội địa
09:11' - 19/05/2022
Năm 2022 - 2023 là giai đoạn tái cấu trúc ngành xi măng Việt Nam, lấy thị trường nội địa làm động lực tăng trưởng, tăng tính hiệu quả kinh tế theo quy mô.
-
Phân tích doanh nghiệp
Ngành cao su tự nhiên thoát khỏi thời kỳ dư thừa nguồn cung
10:21' - 15/05/2022
Dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu sẽ thiếu hụt trong những năm tới và ngành cao su tự nhiên đã thoát khỏi thời kỳ kéo dài nguồn cung dư thừa.
-
Phân tích doanh nghiệp
Xuất khẩu tạo đà cho doanh nghiệp gỗ tăng trưởng ra sao?
16:12' - 14/05/2022
Không chỉ kín đơn hàng đến hết quý III/2022, một số doanh nghiệp gỗ cũng đã chốt xong đơn hàng hết năm 2022. Các doanh nghiệp này được kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ xuất khẩu khả quan trong năm nay.
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp thủy sản tham vọng doanh thu nghìn tỷ
10:39' - 07/05/2022
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022, nhiều doanh nghiệp thủy sản đặt mục tiêu doanh thu hàng nghìn tỷ đồng. L
-
Phân tích doanh nghiệp
Công ty chứng khoán “rộn ràng” báo lãi quý I
18:24' - 01/05/2022
Nhiều công ty chứng khoán công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2022, với doanh thu và lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng vượt bậc, thậm chí đạt cao kỷ lục.
-
Phân tích doanh nghiệp
Cổ phiếu ngân hàng vẫn "ngủ đông" trong mùa đại hội
12:23' - 30/04/2022
Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, vẫn là "niềm đau" của không ít cổ đông.