“Chạy nước rút” trong vòng 7 tái đàm phán NAFTA (Phần 2)
Tuy nhiên, ngay cả khi đạt được tiến bộ ở cấp này, kết quả cuối cùng vẫn sẽ là một câu hỏi lớn trước một tổng thống rất khó đoán như Donald Trump.
Ý định này vừa được 25 thượng nghị sĩ của đảng Cộng hoà gửi thư ủng hộ vào cuối tuần trước với lý do gia tăng tiếp cận thị trường và khu vực có dân số lên tới gần 500 triệu người có thể tạo ra các lợi ích lan tỏa cho kinh tế Mỹ.
Bức thư còn chỉ rõ việc tham gia TPP sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ, tạo ra hàng triệu việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu nhập của người lao động, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và giải phóng tiềm năng của ngành năng lượng Mỹ.
Trong khi đó, một nhân vật chính trị “cỡ bự” mới đang dần xuất hiện trong tương lai của NAFTA. Andres Manuel Lopez Obrador (hay còn gọi là AMLO) hồi tuần trước đã chính thức được chọn vào vị trí ứng cử viên tổng thống của đảng Phong trào tái thiết quốc gia (Morena) trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra ngày 1/7 tới tại Mexico, và ngay lập tức trở thành người dẫn đầu trong các cuộc thăm dò hàng tháng.Ông AMLO, 64 tuổi, được miêu tả là một chính trị gia cánh tả “lão làng”, theo chủ nghĩa dân túy và dân tộc, một đối tác, hay đối trọng của Mexico với Tổng thống Mỹ Donald Trump.Và trong bối cảnh Chính quyền Donald Trump dường như đang đi ngược lại với lời đe dọa rút khỏi NAFTA, chính là ông AMLO, người từng về nhì tại hai cuộc bỏ phiếu tổng thống và cũng là cựu thị trưởng thủ đô Mexico City, có thể tạo ra một tinh thần đặc biệt cho các mối quan hệ thương mại trong bối cảnh việc tái đàm phán NAFTA sắp vượt quá thời gian cho phép.
Lopez Obrador đã bị cộng đồng doanh nghiệp và những người ủng hộ NAFTA coi là một "mối đe dọa đối với Mexico" vì những chính sách kinh tế theo chủ nghĩa dân tộc và phương châm dân túy của ông, đó là: "Vì lợi ích của tất cả, người nghèo được ưu tiên trước".Ông Lopez Obrador có thể có những khuynh hướng xã hội chủ nghĩa giống với Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders, nhưng ông cũng chia sẻ niềm yêu thích tranh cãi chính trị với ông Trump, vốn có thể khiến NAFTA bị mắc kẹt giữa hai làn đạn nếu cuộc chạm chán này xảy ra ở cấp độ tổng thống.
Ứng cử viên này đã đưa ra một số đề xuất quan trọng của mình hồi tuần trước sau khi nhận được đề cử của đảng Morena và hai đảng nhỏ khác.Các đề xuất bao gồm việc bán máy bay của tổng thống và đưa chính phủ lên một nền tảng mới, thúc đẩy đầu tư trong và nước ngoài, trợ cấp cho nông dân thông qua mức giá được bảo đảm, và chấm dứt việc nhập khẩu dầu hỏa và dầu diesel, chủ yếu có nguồn gốc từ Mỹ.
Các cố vấn của ông AMLO đã tìm cách trấn an cộng đồng tài chính rằng lời kêu gọi tự cung tự cấp lương thực ởTrên thực tế, ông Obrador đã hạ thấp giọng điệu chống thương mại truyền thống và chống Mỹ của mình khi ông cố gắng vươn lên dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận. Ông thậm chí còn khẳng định ông muốn thương lượng lại NAFTA.
Tuy nhiên, cả giới phân tích và cộng đồng doanh nghiệp đều không mấy bị thuyết phục bởi xu hướng ôn hòa của ông, cả về tính khí lẫn các vấn đề chính sách. Nếu ông Lopez Obrador là một ứng cử viên hay thay đổi, hai đối thủ chính của ông cũng có quan điểm chống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới sẽ được coi là sự đặt cược an toàn của giới kinh doanh.Hai người này bao gồm Jose Antonio Meade, cựu Bộ trưởng Tài chính thuộc đảng Cách mạng Thể chế (IRP) cầm quyền, ủng hộ thương mại tự do và đầu tư nước ngoài, và Ricardo Anaya của đảng Hành động Quốc gia (NAP). Ông Anaya đang xếp ở vị trí thứ hai trong các cuộc thăm dò ở những tuần gần đây, trong khi ông Meade đang dần bị lu mờ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vòng 7 tái đàm phán NAFTA: Đặt mục tiêu hoàn tất thêm 7 chương mới
10:28' - 25/02/2018
Vòng đàm phán thứ 7 NAFTA, các bên đặt mục tiêu hoàn tất ít nhất 7 chương mới, trong đó có viễn thông, năng lượng và rào cản kỹ thuật đối với thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng 7 tái đàm phán NAFTA đối mặt với nhiều thách thức
09:15' - 25/02/2018
Trong suốt quá trình tái đàm phán NAFTA, phía Mỹ vẫn giữ quan điểm cứng rắn về việc nâng tỷ lệ nội địa khu vực đối với ô tô từ 62,5% hiện nay lên 85%, trong đó ít nhất 50% tỷ lệ nội địa Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Vấn đề ô tô vẫn là rào cản khó khăn nhất của NAFTA
12:19' - 21/02/2018
Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland lưu ý ngành ô tô vẫn là rào cản khó khăn nhất của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA: Mexico chuẩn bị đề xuất về xuất xứ cho ngành công nghiệp ô tô
14:30' - 20/02/2018
Mexico đang chuẩn bị đề xuất liên quan đến các nguyên tắc xuất xứ hàng hoá của NAFTA cho ngành công nghiệp ô tô, trước khi vòng thứ bảy về tái đàm phán NAFTA bắt đầu vào cuối tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai khó đoán định của NAFTA
14:34' - 13/02/2018
Các bên tham gia đàm phán NAFTA vẫn còn chia rẽ sâu sắc về một số vấn đề như các quy định về tỷ lệ nội địa hóa của mặt hàng ô tô, các cơ chế giải quyết tranh chấp, cũng như các vấn đề khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh dừng đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân cũ
21:06' - 04/12/2024
Chính phủ Anh đã dừng việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân cũ của nước này do lo ngại kế hoạch đạt phát thải ròng bằng 0 của Công đảng có nguy cơ làm tăng giá và gây ra tình trạng thiếu điện.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối hạ tầng để thúc đẩy hội nhập thương mại
18:07' - 04/12/2024
Peru có kế hoạch đầu tư hơn 19 tỷ USD vào các dự án hạ tầng để tăng cường hội nhập thương mại với Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản
16:47' - 04/12/2024
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga Fukushiro.
-
Kinh tế Thế giới
Loạt số liệu ấn tượng cho mùa mua sắm cuối năm 2024
12:34' - 04/12/2024
Một loạt báo cáo của các công ty theo dõi thị trường cho thấy hoạt động bán hàng trực tuyến tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên toàn cầu trong mùa mua sắm cuối năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật
08:03' - 04/12/2024
Rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ Thiết quân luật.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức thuế quan mới của Mỹ: “Tìm an trong nguy”
08:00' - 04/12/2024
Các biện pháp thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump dự kiến sẽ tác động rất lớn đến thương mại toàn cầu và nhiều đối tác thương mại của Mỹ đang chuẩn bị phương án đối phó cho tình huống xấu nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc đua công nghệ xanh toàn cầu: EU mạnh tay đầu tư
07:48' - 04/12/2024
Liên minh châu Âu (EU) sẽ dành 4,6 tỷ euro để hỗ trợ sản xuất pin xe điện, sản xuất hydro tái tạo và các công nghệ giảm phát thải carbon khác.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng trong quý IV/2024
07:00' - 04/12/2024
Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng trong quý IV/2024, đáp ứng kịp thời các mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ nước này đã đề ra.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp
22:11' - 03/12/2024
Theo hãng tin Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 3/12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập “có các hoạt động chống nhà nước và âm mưu nổi loạn”.