Tương lai khó đoán định của NAFTA
Những tiến triển ít ỏi đạt được tại vòng đàm phán mới nhất giữa 3 quốc gia Canada, Mexico và Mỹ nhằm duy trì Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) - một trong những hiệp định thương mại đa phương tiến bộ và lâu đời nhất trên thế giới - đang khiến các bên phải “chạy đua với thời gian” khi mà 3 nước từng đặt “thời hạn chót” kết thúc đàm phán là vào tháng 3.
Trong khi đó, tới nay các bên tham gia đàm phán vẫn còn chia rẽ sâu sắc về một số vấn đề như các quy định về tỷ lệ nội địa hóa của mặt hàng ô tô, các cơ chế giải quyết tranh chấp, cũng như các vấn đề khác.
Đặc biệt, một loạt yêu cầu gây tranh cãi của Mỹ, như “điều khoản hoàng hôn” cho phép NAFTA tự động hết hạn sau 5 năm trừ khi được các bên nối lại, tiếp tục gây bế tắc cho cả 6 vòng đàm phán đã diễn ra, đồng thời khiến 2 vòng đàm phán tiếp theo, một dự kiến ở Mexico City cuối tháng 2 và một ở Washington vào tháng 3, trở nên đặc biệt khó khăn.
Viễn cảnh NAFTA “đổ vỡ” sau 25 năm tồn tại cũng đang khiến Canada phải “tăng tốc” những nỗ lực nhằm cứu vãn thỏa thuận. Đối với kinh tế Canada, NAFTA là một hiệp định thương mại rất quan trọng, có thể nói là quan trọng bậc nhất.
Như chính Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã thừa nhận: “Nền kinh tế của chúng ta phát triển trong suốt 25 năm qua nhờ có NAFTA”. Chỉ cần đưa ra con số 75% kim ngạch xuất khẩu của Canada, tương đương 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, là sang thị trường Mỹ, cũng đủ nói lên tất cả.
Không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế, thị trường việc làm tại Canada cũng chịu tác động mạnh khi ước tính Canada sẽ mất trên 1,2 triệu việc làm trong 5 năm đầu tiên khi Mỹ rời khỏi thỏa thuận và tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa của Canada. Nhất là khi hơn 25% số công ty Canada đang cân nhắc chuyển trụ sở sang Mỹ trong trường hợp đàm phán NAFTA thất bại.
Mặc dù Canada đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ thương mại với các nước khác, song Mỹ vẫn là đối tác quan trọng nhất. Mỹ là bạn hàng thương mại lớn nhất của Canada với kim ngạch song phương đạt gần 508 tỷ USD trong năm 2017, trong đó Canada xuất sang Mỹ 298 tỷ USD và nhập về 210 tỷ USD.
Có thể nói, Canada không thể đủ khả năng để ngừng giao dịch với Mỹ, đồng thời cũng rất lo ngại sự tác động của việc giảm thương mại hoặc sự sụt giảm trong nền kinh tế Mỹ, như lời Thủ tướng Trudeau: “Khi bạn hắt hơi, chúng tôi sẽ bị cảm lạnh”.
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland từng tuyên bố khi kết thúc vòng tái đàm phán thứ 6 cuối tháng 1 vừa qua, rằng Canada sẽ tiếp tục làm việc chủ động, tích cực với các đối tác để tìm kiếm “giải pháp cùng thắng” cho các bên.
Trước 2 vòng đàm phán quyết định cuối cùng, Thủ tướng Trudeau cũng đã cử hàng chục quan chức đương nhiệm và về hưu, gồm các bộ trưởng, cựu bộ trưởng, cố vấn, giới chức chính quyền các tỉnh tăng cường giao lưu, kết nối và làm việc với các cấp chính quyền Mỹ để tạo thành mạng lưới gắn kết lợi ích chặt chẽ giữa hai bên.
Đích thân Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng vừa có chuyến công du lần thứ 15 tới Mỹ kể từ khi trở thành người đứng đầu chính phủ nước này, với một trọng trách nặng nề được ông đặt ra là “cứu NAFTA”.
Tới 3 thành phố có ảnh hưởng lớn đến NAFTA là Chicago, San Francisco và Los Angeles, chuyến đi này của Thủ tướng Trudeau được xem là cuộc vận động hành lang ngoài Washington, nhằm tác động tới những giới có ảnh hưởng - các nghị sĩ, thống đốc bang, thị trưởng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Mỹ - những người có thể chuyển tới Tổng thống Mỹ Donald Trump ý kiến về lợi ích của NAFTA cũng như những tổn thất nếu mất đi hiệp định này.
Tuy nhiên, tại Mỹ, Thủ tướng Trudeau cũng thể hiện sự cứng rắn khi khẳng định rằng Canada sẵn sàng rút khỏi NAFTA nếu đàm phán lại không đạt được một thỏa thuận mà ông có thể chấp nhận được.
Thủ tướng Canada tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không gượng ép chấp nhận bất kỳ thỏa thuận cũ nào, và với Canada việc không đạt được thỏa thuận nào còn tốt hơn là một thỏa thuận tồi”. Theo các nhà quan sát, tuyên bố cứng rắn này của Thủ tướng Trudeau cũng là chiến lược đàm phán thương mại tự do của Chính phủ Canada. Đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng Trudeau tuyên bố như vậy.
Trước đó, ngay trước thềm chuyến đi Mỹ, ngày 2/2, tại một cuộc họp ở British Columbia, Thủ tướng Trudeau cũng khẳng định rằng Canada sẵn sàng từ bỏ NAFTA nếu Mỹ đưa ra một thỏa thuận tồi tệ, và rằng, Canada không muốn bị Mỹ chèn ép.
Trong khi đó, cho tới nay, chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ nhượng bộ trong vấn đề NAFTA, bởi lâu nay ông chủ Nhà Trắng thường xuyên chỉ trích NAFTA và đã nhiều lần lên tiếng đe dọa xé bỏ vì cho rằng đây là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất” trong lịch sử Mỹ và là nguyên nhân khiến việc làm tại ngành sản xuất Mỹ biến mất.
Thậm chí, với nhiều người Mỹ, “NAFTA là viết tắt cho việc đóng cửa nhà máy”, bởi vậy “hầu hết những người lao động bị sa thải sẽ vui mừng nếu NAFTA bị xé bỏ”. Về phần Mexico, nước này đã khẳng định sẵn sàng rút khỏi NAFTA nếu đây không phải thỏa thuận có lợi cho tất cả các bên.
Tất cả những gì diễn ra dự báo 2 vòng đàm phán NAFTA sắp tới sẽ còn nhiều sóng gió. Trong bối cảnh chỉ còn chưa đến 2 tháng nữa là chiến dịch bầu cử tổng thống của Mexico sẽ bắt đầu và bầu cử quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra cuối năm nay, nếu 3 nước thành viên không đạt được tiến triển trong một vài tuần tới để có thể hướng đến một hiệp định NAFTA được hiện đại hóa, thì tương lai của NAFTA thật khó đoán định./.
>>>Mexico: Còn ít “dư địa” để nâng hàm lượng nội địa ngành ô tô trong tái đàm phán NAFTA
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mexico: Còn ít “dư địa” để nâng hàm lượng nội địa ngành ô tô trong tái đàm phán NAFTA
13:30' - 09/02/2018
Quan chức của Mexico đánh giá rằng còn rất ít dư địa để tăng hàm lượng nội địa khu vực trong ngành công nghiệp ô tô, vì quy định xuất xứ hiện tại đã đạt sự cân bằng về các chi phí sản xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Canada tuyên bố sẵn sàng rút khỏi NAFTA nếu đàm phán thất bại
12:21' - 08/02/2018
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết ông sẵn sàng rút Canada khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nếu đàm phán lại không đạt được một thỏa thuận mà ông có thể chấp nhận được.
-
Kinh tế Thế giới
Kéo dài tình trạng mập mờ về NAFTA sẽ gây tổn thất lớn cho cả ba bên
16:11' - 06/02/2018
Đại sứ Canada tại Washington (Mỹ) David MacNaughton kêu gọi ba đối tác trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) kết thúc các vòng tái đàm phán trong vòng hai tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán NAFTA tiến triển chậm, tăng thêm một vòng so với kế hoạch ban đầu
10:20' - 30/01/2018
Sau đúng một tuần đàm phán căng thẳng với nhiều tín hiệu trái chiều, ngày 29/1, vòng 6 tái đàm phán NAFTA giữa Mỹ, Canada và Mexico đã chính thức khép lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục cảnh báo các nước chưa đạt thỏa thuận thuế quan
07:39'
Giới đầu tư toàn cầu chuẩn bị bước sang tuần có thời hạn chót về đàm phán thuế quan của Mỹ khi quãng thời gian tạm hoãn áp thuế 90 ngày sẽ chính thức hết hạn vào ngày 9/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.