Algeria đối mặt khủng hoảng ngân sách nghiêm trọng
Những năm trước, tình hình tài chính ổn định nhờ giá dầu trên thị trường quốc tế tăng cao. Trên thực tế, đây chỉ là bức màn khói che giấu một sự thâm hụt về cấu trúc. Các chuyên gia đã không ngừng cảnh báo rằng “sự giàu có giả tạo” của Algeria có thể sụp đổ bất cứ lúc nào khi xảy ra cú sốc sụt giảm về giá dầu.
Điều lo ngại đó đã đến rất nhanh. Thay vì chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng và xây dựng một nền kinh tế sản xuất ra của cải vật chất cũng như tạo thêm nhiều việc làm, chính phủ - với các đời thủ tướng và nội các khác nhau đã có một lựa chọn nguy hiểm.
Hàng trăm tỷ USD đến từ nguồn thu dầu mỏ đã được sử dụng cho các khoản trợ cấp xã hội và duy trì các lĩnh vực chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước, và trên hết là tăng cường vị trí của quyền lực chính trị.
Đằng sau những công trường lớn trên khắp đất nước ẩn giấu những vụ chuyển giao khổng lồ nguồn vốn công đến một số doanh nhân. Những người này, đến lượt mình, sẽ là lực lượng chống lưng và cơ sở xã hội của chế độ chính trị và chính quyền “phiên bản mới” trong tương lai.
Với tham vọng lớn, các đối tượng hưởng lợi từ mối liên kết chính trị - kinh tế đã dần bóp nghẹt các nhà đầu tư tư nhân cũng như gây sức ép đáng kể đối với nhiều doanh nghiệp nhà nước.
Lựa chọn nhanh chóng chứng tỏ hậu quả tiêu cực đối với Kho bạc nhà nước, khiến cơ quan này hầu như không mang lại hiệu quả kinh tế và trên hết là không đảm bảo được nhiệm vụ lịch sử, đó là chính sách trợ cấp xã hội.
Một phần của Kho bạc đã được huy động để tham gia ngăn chặn các căng thẳng xuất phát từ các tầng lớp dân cư. Chính quyền đã sử dụng ngân sách quốc gia, cam kết tăng trợ cấp cho người dân, để đổi lại ổn định xã hội.
Đây là chính sách mà Tổng thống Bouteflika và Chính phủ Algeria đã sử dụng để đối phó một cách hiệu quả với chính biến “Mùa xuân Arab” năm 2011. Một chính sách kinh tế cực kỳ tốn kém, với hậu quả là sự sụt giảm của ngân sách công, để đổi lại việc duy trì quyền lực của giới lãnh đạo đất nước.
Bên cạnh đó, những cam kết của chính phủ về sử dụng ngân sách một cách hiệu quả để cải cách bộ máy kinh tế hầu như chưa được hoàn thành. Kể từ khi giải phóng (năm 1962) đến nay, đất nước vẫn chưa có được một hệ thống ngân hàng cũng như những đổi mới phù hợp để thích nghi với những đòi hỏi của hội nhập kinh tế toàn cầu.
Môi trường kinh doanh hầu như chưa được lành mạnh hoá để nền kinh tế có thể hấp dẫn các nhà đầu tư. Tình trạng quan liêu vẫn thịnh hành, không chỉ cản trở việc tạo thuận lợi đối với hoạt động đầu tư công cũng như trong lĩnh vực tư nhân, mà còn là một trong những thách thức lớn rất khó vượt qua để có thể xây dựng thành công một nền kinh tế sản xuất và cạnh tranh.
Chế độ hiện tại đã tự khoá mình trong chủ nghĩa bảo thủ chính trị - kinh tế, khi đã nhiều lần từ chối cải cách cơ cấu một cách toàn diện. Những nhà cầm quyền biết rằng nếu họ thực hiện đổi mới một cách nghiêm túc, quyền lực của họ sẽ bị đe doạ nghiêm trọng.
Do đó, không có ý chí từ bộ máy lãnh đạo cũng như thiếu những chính sách táo bạo về kinh tế, cải cách hầu như không thể được thực hiện.
Hiện nay, điều cần thiết đối với Algeria là nhanh chóng chấm dứt chế độ kinh tế bao cấp và hệ luỵ của nó - tình trạng tham nhũng - cũng là lý do tồn tại của hệ thống quyền lực. Những nỗ lực yếu đuối của chính quyền cựu Thủ tướng Tebboune là một minh chứng hoàn hảo cho thấy sự kháng cự mạnh mẽ của thế giới ngầm đằng sau chính quyền.
Ông Tebboune đã bị cách chức sau gần 3 tháng cầm quyền vì đã có những chính sách đụng chạm đến quyền lợi của những nhóm lợi ích, cho thấy sự ngoan cố của những người lãnh đạo đất nước khi quyết định theo đuổi một “con đường không có lối thoát”.
Việc bổ nhiệm lại Ahmed Ouyahia vào vị trí người đứng đầu chính phủ và đưa ra một kế hoạch hành động để vực lại nền kinh tế thời gian tới - lấy cảm hứng từ một chương trình lờ mờ của Tổng thống - được đánh giá là một biện pháp tình thế và nhằm giải toả những căng thẳng sau hậu trường. Những định hướng kinh tế cứng nhắc chắc chắn sẽ được thể hiện trong luật ngân sách 2018 sắp tới.
Như vậy, Chính phủ Bouteflika đang quay lưng lại với những nguyên nhân thực sự của tình trạng khó khăn ngân sách và chỉ đề ra những giải pháp đối phó bề ngoài và khiên cưỡng.
Ông Bouteflika từ chối thừa nhận rằng sự mất cân bằng tài chính là hậu quả tự nhiên của một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và mang tính cơ cấu, cũng là kết quả của sự bế tắc chính trị tổng thể. Chỉ có những sửa đổi mạnh mẽ, nghiêm túc, thậm chí là “đau lòng” mới có thể giúp đất nước tránh khỏi một “cơn ác mộng khác” thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria tăng cao
15:56' - 12/09/2017
Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, tính đến đầu tháng 9, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đã đạt 227,86 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Dỡ bỏ phong tỏa hàng hóa nhập khẩu vào Algeria
20:42' - 19/08/2017
Bộ Thương mại Algeria dỡ bỏ phong toả hàng hoá nhập khẩu vào nước này, trong đó có hàng hoá của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Algeria dừng nhập khẩu 24 loại hàng hóa lương thực và công nghiệp
13:47' - 12/07/2017
Algeria đã tạm dừng nhập khẩu 24 loại hàng hóa lương thực hay công nghiệp trong đó có nước sốt, sô-cô-la hay vòi nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Algeria, Pháp kêu gọi các bên liên quan đối thoại
19:28' - 06/06/2017
Ngày 6/6, Algeria đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" sau khi một số quốc gia Arab cắt đứt ngoại giao với Qatar, đồng thời kêu gọi các nước liên quan giải quyết bất đồng với Doha thông qua đối thoại.
-
Kinh tế Thế giới
Algeria, Iraq ủng hộ việc kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng dầu mỏ
10:30' - 11/05/2017
Cuộc họp của các nước OPEC sắp diễn ra tại Vienna sẽ quyết định việc kéo dài việc hạn chế khai thác dầu thô đến hết năm 2017 hay ngừng cắt giảm sản lượng "vàng đen".
-
Kinh tế Thế giới
Algeria tuân thủ cam kết giảm sản lượng dầu mỏ
07:36' - 26/03/2017
Bộ trưởng Năng lượng Algeria Noureddine Boutarfa ngày 25/3 khẳng định nước này đã tuân thủ nghiêm túc cam kết giảm sản lượng dầu mỏ trong khuôn khổ thỏa thuận Vienna.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.