APEC 2017: Diễn đàn phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội
Ngày 28/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trong APEC đã khai mạc với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện các nền kinh tế thành viên, các tổ chức quốc tế và khu vực, các quan sát viên của APEC cũng như giới học giả, doanh nghiệp.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn tham dự và phát biểu tại Diễn đàn.Phát biểu khai mạc, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Trong khi APEC đã có rất nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển bao trùm, thì những gì APEC đã làm được vẫn còn cách xa mong đợi của người dân.
APEC chưa hình thành các chính sách toàn diện để thúc đẩy bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trong khi ba lĩnh vực này tùy thuộc và bổ trợ lẫn nhau.
Chủ tịch SOM APEC 2017 khẳng định: Cần chú trọng đồng đều cả ba trụ cột của bao trùm: Kinh tế, tài chính và xã hội. Hiệu quả một trụ cột sẽ giảm sút nếu hai trụ cột kia không theo kịp.Ngược lại, nếu hiệu quả một trụ cột được nâng cao sẽ tác động thuận đến hai trụ cột còn lại.
Cũng tại phiên khai mạc, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra khẳng định: Phát triển bao trùm là một trọng tâm của Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc, phản ánh nguyên tắc "không bỏ ai lại phía sau" và tầm nhìn của Liên hợp quốc về "xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng, bao dung, cởi mở và bao trùm về xã hội, trong đó mọi nhu cầu của những đối tượng dễ bị tổn thương nhất đều được đáp ứng".Ông Kamal Malhotra cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ của các chính phủ không chỉ là hỗ trợ những người nghèo thoát nghèo mà còn cần bảo đảm rằng những người ở trên ngưỡng nghèo đói sẽ không rơi lại vào tình trạng đói nghèo.
Để APEC phát triển bền vững trong thời gian tới, ông Kamal Malhotra cho rằng, APEC cần tạo thêm nhiều việc làm có năng suất cao và thỏa đáng; tăng cường đầu tư vào đào tạo nghề, giáo dục bậc cao; hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô nhỏ; thúc đẩy bình đẳng giới và tham gia của phụ nữ vào kinh tế; bảo đảm mọi thành phần xã hội đều được tham gia đóng góp và thụ hưởng các lợi ích của phát triển; hình thành các biện pháp để tăng cường phát triển bao trùm về tài chính; thúc đẩy cải cách hệ thống luật pháp để nâng cao khả năng tiếp cận và cung cấp các dịch vụ tài chính…
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu về tầm quan trọng của phát triển bền vững đối với các nền kinh tế APEC.Ông cũng chỉ ra 5 yếu tố mang tính quyết định đối với phát triển bao trùm, gồm: bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tăng lương và tạo thêm việc làm; gắn tăng trưởng với đầu tư bền vững vào con người; bảo đảm bao trùm về tài chính; có các chính sách thu hẹp bất bình đẳng kinh tế để không tạo ra loại trừ xã hội; và tăng cường phối hợp chính sách ở tầm quốc tế và giữa các tổ chức đa phương trong lĩnh vực tăng trưởng bao trùm.
Tiếp theo đó, Diễn đàn đã tiến hành 4 phiên thảo luận. Ba phiên đầu tập trung vào phát triển bao trùm trên từng lĩnh vực cụ thể: kinh tế, tài chính và xã hội, trong khi phiên thứ tư là "Thúc đẩy chương trình nghị sự APEC về phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội." Nhiều tham luận thực chất đã được trình bày và thu hút các ý kiến đóng góp sôi nổi của các thành viên như việc đánh giá tác động của các xu hướng khu vực và toàn cầu đối với phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội tại châu Á – Thái Bình Dương; kỳ vọng và thực tế về phát triển bao trùm trong APEC; các giải pháp thúc đẩy phát triển bao trùm; vai trò lãnh đạo của APEC trong thúc đẩy phát triển bao trùm… Các đại biểu cũng đề cao những nỗ lực và kết quả đạt được của APEC trong việc giải quyết các vấn đề bất bình đẳng, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển… thông qua các chiến lược, chương trình nghị sự chung cũng như các kế hoạch hành động của từng nền kinh tế nhằm thúc đẩy bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội, hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận tài chính cho người nghèo… Nhiều đại biểu đánh giá APEC cần có cách tiếp cận toàn diện hơn nữa và các biện pháp tổng thể để đảm bảo người dân là trung tâm của các chính sách phát triển, đặc biệt trong bối cảnh đang diễn ra nhiều chuyển biến về kinh tế - xã hội như hiện nay. Thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội có thể tạo ra động lực mới, góp phần duy trì khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu. Các khuyến nghị về nội dung, các mục tiêu, lĩnh vực ưu tiên của một chương trình hành động về phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội cũng đã được đề cập tại cuộc họp. Đây cũng là dịp để tổ chức quốc tế và khu vực như: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… chia sẻ kinh nghiệm và tầm nhìn về vấn đề phát triển bao trùm. Trên cơ sở các trình bày và ý kiến thảo luận, Chủ tịch SOM APEC 2017 kết luận, để bảo đảm tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững, APEC cần tiếp tục thúc đẩy phát triển bao trùm với cách tiếp cận thực tế, toàn diện và chú trọng phối hợp giữa các cơ chế, sáng kiến đang được triển khai. Việc hình thành một Chương trình hành động APEC toàn diện trên cả ba trụ cột là hết sức cần thiết, tạo cơ sở cho APEC xác định những giải pháp liên ngành để giải quyết vấn đề bao trùm một cách hiệu quả hơn, thúc đẩy phối hợp nỗ lực của các nền thành viên, nâng cao năng lực thể chế và pháp lý thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển bao trùm. Diễn đàn là một trong những sáng kiến của Việt Nam nhằm thực hiện chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo APEC năm 2016 về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội.Các kết quả của Diễn đàn sẽ được báo cáo lên Hội nghị lần thứ ba các quan chức cao cấp APEC khai mạc vào ngày mai.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Đảm bảo tính bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội để tăng trưởng bền vững
13:42' - 28/08/2017
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, tăng trưởng không thể bền vững nếu không bảo đảm tính bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội. Do đó, cần chú trọng đồng đều cả ba trụ cột này.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do FTAAP
11:05' - 27/08/2017
Ngày 27/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Đối thoại của APEC về các Hiệp định Thương mại khu vực và Hiệp định Thương mại tự do (RTA/FTA) trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hình thành các chuỗi cung ứng và giá trị nông sản, thực phẩm trong khu vực
16:16' - 26/08/2017
APEC gồm các nền kinh tế có nền nông nghiệp phát triển và đang phát triển, có điều kiện thuận lợi để liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm trong khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành logistics
14:46' - 26/08/2017
Ngày 26/8, tại Tp.Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo về thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dịch vụ hậu cần (logistics).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01' - 21/05/2025
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17' - 21/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.