Australia hỗ trợ Việt Nam đào tạo 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế
Australia đang hỗ trợ Việt Nam trong việc chuyển giao chương trình đào tạo 12 nghề trọng điểm cấp quốc tế theo tiêu chuẩn Australia. Phóng viên BNEWS đã phỏng vấn bà Joanna Wood - Tham tán Giáo dục và Khoa học, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam về những lợi ích cụ thể của việc hợp tác chuyển giao đào tạo này.
BNEWS: Xin bà cho biết những đặc điểm nổi bật của hệ thống giáo dục và đào tạo nghề của Australia?
Bà Joanna Wood: Australia có hệ thống đào tạo dạy nghề rất phát triển dựa trên năng lực. Hệ thống giáo dục và đào tạo nghề của Australia luôn có sự gắn kết chặt chẽ với các ngành và doanh nghiệp; trong đó, các ngành và doanh nghiệp luôn đưa ra các yêu cầu cụ thể về nhu cầu đào tạo, tiêu chuẩn đào tạo những nghành nghề đang bị thiếu để việc đào tạo đáp ứng đúng nhu cầu của ngành và doanh nghiệp.
Có thể nói đây là mô hình doanh nghiệp là trung tâm trong hệ thống giáo dục và đào tạo nghề ở Australia. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Australia cũng hợp tác chặt chẽ với chính phủ trong việc phản hồi các chính sách về giáo dục và đào tạo nghề.
Một đặc điểm nổi bật khác của hệ thống giáo dục và đào tạo nghề của Australia chính là chúng tôi xây dựng được đội ngũ đào tạo viên và đánh giá viên tốt.
Đây là nền tảng đảm bảo để Australia có hệ thống giáo dục và đạo nghề chất lượng cao. Australia cũng thiết kế một chương trình đào tạo quốc tế về chất lượng đào tạo viên và đánh giá viên, hiện chương trình đang được thử nghiệm ở 10 nước trên thế giới với 800 học viên đang theo học.
Trong tương lai, Australia sẽ cùng với chính phủ Việt Nam thảo luận cụ thể về việc thử nghiệm chương trình này.
BNEWS: Từ năm 2015 đến nay, Australia đã phối hợp với Bộ Lao động và Thương binh xã hội Việt Nam để chuyển giao chương trình đào tạo nghề của Australia cho Việt Nam. Vậy xin bà cho biết các nội dung cụ thể của chương trình này?
Bà Joanna Wood: Thực hiện dự án hợp tác do Chính phủ Việt Nam tài trợ này, Trường Chisholm-một trường đào tạo nghề công lập tại bang Victoria, Australia đã trúng thầu để thực hiện dự án giúp Việt Nam đào tạo thí điểm 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế theo tiêu chuẩn của Australia ngay tại Việt Nam.
Trường Chisholm cũng đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo chất lượng. Chisholm đã đưa ra các yêu cầu, cũng như kiểm toán rất nghiêm ngặt về cơ sở vật chất, thiết bị.
Các giáo viên chuyên môn của 25 trường thuộc dự án này cũng đã được sang Australia đào tạo từ 4-5 tháng để có bằng nghiệp vụ sư phạm nghề của Australia để có thể về giảng dạy chương trình của Australia tại Việt Nam. Trường Chisholm này cũng đã có các cuộc kiểm tra để chắc chắn rằng 25 trường này đáp ứng được các tiêu chuẩn về đào tạo nghề của Australia.
Theo tôi, việc hợp tác này mang lại lợi ích lớn bởi các học sinh Việt Nam theo học chương trình đào tạo nghề của Australia tại 25 trường này khi ra trường sẽ có chứng nhận nghề theo tiêu chuẩn Australia. Còn giáo viên tại các trường nghề thuộc dự án cũng được nâng cao năng lực.
Tôi đã có dịp đến thăm một số trường dạy nghề trong số 25 trường này, gặp gỡ các học sinh đang theo học chương trình dạy nghề của Australia tại đây.
Hiện nay chương trình dạy nghề theo tiêu chuẩn Australia này cũng mới được triển khai vào tháng 9/2017 và học sinh cũng chưa tốt nghiệp.
Vì vậy tôi cũng đang mong lứa học sinh đầu tiên theo học chương trình đào tạo nghề này ra trường để chúng tôi có thể đánh giá được chất lượng đào tạo cũng như khả năng áp dụng vào thị trường lao động của Việt Nam như thế nào.
BNEWS: Trong thời gian tới, Australia có kế hoạch gì về việc mở rộng quy mô hỗ trợ đào nghề cho phía Việt Nam thưa bà?
Bà Joanna Wood: Vào tháng 3/2018, Bộ Giáo dục và Đàu tạo Australia và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ về việc hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề.
Biên bản ghi nhớ này tập trung vào 4 lĩnh vực chính gồm: Hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng chính sách và hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề; nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý của ngành đào tạo nghề, cũng như giáo trình dạy nghề; thúc đẩy hợp tác giữa các trường đào tạo nghề của Australia và Việt Nam; trao đổi sinh viên và giáo viên trong lĩnh vực này.
Hiện nay chúng tôi đang làm việc với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội của Việt Nam để đưa ra chương trình hành động cụ thể, triển khai các nội dung của Biên bản ghi nhớ này.
Trong quá trình này, phía Australia cũng đã triển khai được một số công việc mang lại lợi ích cho phía Việt Nam.
Chúng tôi đã tổ chức các hoạt động nâng cao vị thế của giáo dục dạy nghề cho Việt Nam thông qua việc nâng cao nhận thức cho cả học sinh và phụ huynh về việc học nghề là một con đường sự nghiệp đáng mơ ước.
Chúng tôi cũng phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Tổng cục Dạy nghề của Việt Nam để xây dựng các chính sách thành lập cơ quan kết nối giữa các trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp sử dụng lao động, hoặc xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo học sinh tốt nghiệp theo các chương trình đào tạo nghề quốc tế này đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động.
BNEWS: Xin bà cho biết nhu cầu về tuyển dụng lao động nước ngoài của Australia hiện nay? Đâu là những ngành nghề mà Australia hiện đang thiếu lao động?
Bà Joanna Wood: Australia là đất nước nhập cư, chào đón những lao động có lỹ năng mà Australia đang thiếu.
Theo đó, lao động nhập cư vào Australia phải đáp ứng 3 yêu cầu quan trọng nhất. Đó là, phải có bằng cấp mà Australia công nhận, phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mà Australia đang thiếu và phải có một doanh nghiệp cụ thể có nhu cầu thuê lao động có kỹ năng đang bị thiếu.
Hiện tại thì trang website của Bộ Nội vụ Australia (www.homeaffairs.gov.au) thì luôn có danh sách các kỹ năng mà Australia đang cần và luôn được cập nhật theo từng năm.
BNEWS: Các lao động Việt Nam được đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ có thuận lợi và cơ hội gì trong việc tìm kiếm việc làm tại Australia thưa bà?
Bà Joanna Wood: Các học sinh đầu tiên đang học chương trình đào nghề tiêu chuẩn Australia tại Việt Nam khi ra trường trong vòng một năm tới đây sẽ có các bằng cấp của Australia. Như vậy, các em học sinh này đã đáp ứng được yêu cầu đầu tiên để có thể tìm việc làm tại Australia.
Tuy nhiên, các học sinh này cần phải có thêm ít nhất là 5 năm kinh nghiệm làm việc thực tế với kỹ năng mà Australia đang thiếu cũng như sau đó cần phải được một doanh nghiệp Australia tuyển dụng.
Tuy nhiên tôi cũng phải khẳng định rằng không chỉ Australia bị thiếu lao động kỹ năng ở một số ngành nghề cụ thể mà bản thân thị trường lao động của Việt Nam cũng đang có nhu cầu rất lớn với các lao động có kỹ năng để phát triển kinh tế./.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hợp tác đào tạo nghề cho doanh nghiệp Đức
13:02' - 17/12/2017
Tập đoàn Vicky Việt Nam và Tập đoàn Avestos Đức vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp đào tạo nghề quốc tế, du học nghề được miễn phí học phí thực tập và được trả lương tại Đức.
-
Chuyển động DN
VINFAST ký hợp đồng hợp tác đào tạo nghề trong lĩnh vực cơ điện tử và cơ khí
21:28' - 27/10/2017
Chiều 27/10, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VINFAST và Phòng thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác đào tạo nghề trong hai lĩnh vực cơ điện tử, cơ khí công nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Gỡ khó cho đào tạo nghề lao động nông thôn vùng cao
15:14' - 27/06/2017
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là ở vùng cao, các khu vực còn nhiều khó khăn chính là “chìa khóa” tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Đức hỗ trợ Việt Nam đào tạo nghề, năng lượng, môi trường và bảo vệ tài nguyên
18:25' - 23/05/2017
Đàm phán Chính phủ giữa Đức và Việt Nam về Hợp tác phát triển đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết hỗ trợ giành cho Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Tham tán Thương mại chỉ ra tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan
20:46' - 28/04/2025
Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ chỉ ra tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan.
-
DN cần biết
Canada điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu
09:14' - 26/04/2025
Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Nắm bắt xu hướng và giải pháp nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử
14:34' - 25/04/2025
Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2025 là cơ hội để tập hợp những ý kiến, góp ý, chia sẻ, đề xuất, giải pháp để việc ứng dụng AI vào thương mại điện tử đạt kết quả cao hơn.
-
DN cần biết
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
20:28' - 24/04/2025
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
-
DN cần biết
Tổng thống Mỹ xem xét miễn trừ thuế quan đối với các nhà sản xuất ô tô
13:03' - 24/04/2025
Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần vận động hành lang tích cực từ các lãnh đạo ngành công nghiệp.
-
DN cần biết
Các doanh nghiệp bưu chính chuyển phát hoạt động xuyên lễ 30/4 - 1/5
10:04' - 23/04/2025
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, nhiều doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát vẫn tổ chức phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp xuyên kỳ nghỉ lễ.
-
DN cần biết
Việt Nam - Lào hướng tới quan hệ thương mại hiệu quả, bền vững
08:49' - 23/04/2025
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 112,6% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua Lào đạt 466,8 triệu USD, tăng 150,8% so với cùng kỳ 2024.
-
DN cần biết
Khai thác tiềm năng đầu tư kinh doanh vào Chile và Nam Mỹ
16:37' - 22/04/2025
Chile và Nam Mỹ là khu vực thị trường rộng lớn, nhiều dư dịa để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh cũng như hợp tác phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tiếp tục cắt giảm thuế nhiên liệu
16:08' - 22/04/2025
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết quyết định giảm một phần mức ưu đãi thuế được đưa ra sau khi cân nhắc các yếu tố như diễn biến gần đây của giá dầu mỏ, tình hình lạm phát và tác động đến tài chính công.