Khai thác tiềm năng đầu tư kinh doanh vào Chile và Nam Mỹ
Đây là nhận định của các đại biểu tại Hội thảo “Xúc tiến thương mại – đầu tư vào thị trường Chile và khu vực Nam Mỹ” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Cục Xúc tiến Xuất khẩu Chile (ProChile) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 22/4.
Bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc ITPC cho biết, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc mở rộng thị trường, đa dạng hóa đối tác thương mại và thu hút đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm mà Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng chú trọng thực hiện. Chile, với nền kinh tế năng động, chính sách thương mại cởi mở, là đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ.
Cả hai nước đã ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA) từ năm 2014 và cùng tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo ra nền tảng pháp lý thuận lợi, gia tăng cơ hội hợp tác song phương.
Chile còn là cửa ngõ để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Nam Mỹ như Brazil, Argentina và Peru. Năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Chile đạt gần 1,8 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu gần 1,4 tỷ USD, nhập khẩu gần 330 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm thủy sản, cà phê, gạo, xi măng,… Ngược lại, Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile, xếp thứ 4 trong các quốc gia châu Á xuất khẩu sang Chile, chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo bà Hồ Thị Quyên, Chile là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ môi trường kinh doanh minh bạch, chính sách thu hút đầu tư ổn định, kinh tế phát triển vững chắc. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Chile năm 2024 đạt hơn 15,3 tỷ USD, chủ yếu vào năng lượng, khai khoáng và dịch vụ toàn cầu. Chiều ngược lại, tính đến tháng 4/2024, Chile có 4 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 295 nghìn USD.
Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội gia tăng hiện diện tại thị trường này, nhất là ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản, với sự hỗ trợ từ các hiệp định thương mại tự do và ưu đãi thuế. Doanh nghiệp vẫn còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đầu tư chế biến – chế tạo, đến hợp tác chuyển giao công nghệ và phát triển bền vững với Chile.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh sang Chile năm 2024 ước đạt 53,3 triệu USD. Con số này còn khiêm tốn so với tiềm năng, gợi ý mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai bên hợp tác song phương trong lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh.
Bà Bùi Hoàng Yến, Phụ trách Văn phòng Cục Xúc tiến thương mại phía Nam, Bộ Công Thương, khẳng định hiệp định thương mại tự do (FTA) là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thương mại, giúp kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Chile tăng khoảng 200% trong 10 năm đầu thực thi VCFTA. Số liệu năm 2023 cho thấy tỷ lệ tận dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam còn rất khác biệt giữa các thị trường. Đáng chú ý, trong khi VCFTA ghi nhận tỷ lệ 40,9%, thì tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ CPTPP lại rất thấp, chỉ đạt vỏn vẹn 6,3% tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên đã phê chuẩn.
“Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng với Chile phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam hướng tới chất lượng cao, kinh tế xanh và kinh tế số, bao gồm: chuyển đổi năng lượng, khai khoáng và chế biến, công nghệ cao, chuyển đổi số và nông nghiệp thông minh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề như chi phí logistics cao, thời gian vận chuyển kéo dài, áp lực cạnh tranh do Chile đã ký nhiều FTA khác và các rào cản kỹ thuật. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư công nghệ, nâng cao hệ thống quản trị và cần sự hỗ trợ về chính sách, thông tin thị trường,” bà Bùi Hoàng Yến thông tin thêm.
Ông Pablo Arancibia Salazar, Đại diện thương mại, Cục Xúc tiến Xuất khẩu Chile (ProChile), cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nhóm 4 nước Nam Mỹ gồm Brazil, Chile, Argentina và Colombia vẫn còn khá khiêm tốn. Việt Nam cần đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và ổn định nguồn cung nguyên liệu.
Chile đang khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư chiến lược tại Nam Mỹ; mở ra cơ hội hợp tác đa dạng cho doanh nghiệp Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như thủy sản, chế biến gỗ và năng lượng sạch. Đây không chỉ là cửa ngõ thương mại mà còn là đối tác chiến lược giúp doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường tại Nam Mỹ, một khu vực rộng lớn với tổng GDP 4.000 tỷ USD và dân số 431 triệu người.
Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và khu vực Nam Mỹ, cơ quan xúc tiến thương mại hai bên cần thường xuyên tổ chức hoạt động kết nối giao thương, tư vấn thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội, đối tác chiến lược.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Toàn bộ danh mục xuất khẩu của Masan High-Tech Materials đều không chịu thuế đối ứng
15:23' - 22/04/2025
Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (mã cổ phiếu UpCOM: MSR) chính thức công bố định hướng chiến lược “Back to Basics – Tập trung vào giá trị cốt lõi”.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm mạnh trong quý I/2025
18:37' - 21/04/2025
Theo Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, xuất khẩu gạo của nước này trong quý I/2025 đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 2,1 triệu tấn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc tìm cách "né" thuế quan
13:13' - 21/04/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ, các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang chủ động tìm kiếm những cơ hội mới để tiếp cận thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu rong biển khô của Hàn Quốc tăng cao kỷ lục
10:41' - 21/04/2025
Xuất khẩu rong biển khô, được gọi là “gim” trong tiếng Hàn Quốc, đã tăng cao kỷ lục trong quý I năm nay, chủ yếu nhờ nhu cầu toàn cầu tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Canada điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu
09:14' - 26/04/2025
Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Nắm bắt xu hướng và giải pháp nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử
14:34' - 25/04/2025
Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2025 là cơ hội để tập hợp những ý kiến, góp ý, chia sẻ, đề xuất, giải pháp để việc ứng dụng AI vào thương mại điện tử đạt kết quả cao hơn.
-
DN cần biết
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
20:28' - 24/04/2025
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
-
DN cần biết
Tổng thống Mỹ xem xét miễn trừ thuế quan đối với các nhà sản xuất ô tô
13:03' - 24/04/2025
Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần vận động hành lang tích cực từ các lãnh đạo ngành công nghiệp.
-
DN cần biết
Các doanh nghiệp bưu chính chuyển phát hoạt động xuyên lễ 30/4 - 1/5
10:04' - 23/04/2025
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, nhiều doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát vẫn tổ chức phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp xuyên kỳ nghỉ lễ.
-
DN cần biết
Việt Nam - Lào hướng tới quan hệ thương mại hiệu quả, bền vững
08:49' - 23/04/2025
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 112,6% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua Lào đạt 466,8 triệu USD, tăng 150,8% so với cùng kỳ 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tiếp tục cắt giảm thuế nhiên liệu
16:08' - 22/04/2025
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết quyết định giảm một phần mức ưu đãi thuế được đưa ra sau khi cân nhắc các yếu tố như diễn biến gần đây của giá dầu mỏ, tình hình lạm phát và tác động đến tài chính công.
-
DN cần biết
Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Sẵn sàng cho thách thức và cơ hội mới
21:04' - 21/04/2025
Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng, khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, lấy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất để đưa đất nước đi lên.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Bình Dương vẫn "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao
15:16' - 19/04/2025
Ngày 19/4, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức Ngày hội việc làm – TDMU Job Fair 2025, quy tụ hơn 50 doanh nghiệp với trên 1.000 vị trí tuyển dụng, thu hút hơn 3.000 sinh viên tham dự.