Ba câu hỏi lớn cho hai cuộc gặp thượng đỉnh của Triều Tiên (Phần 2)

05:30' - 30/04/2018
BNEWS Vậy nếu Mỹ và đồng minh đáp ứng yêu cầu của Triều Tiên thì Mỹ có triển khai các “lực lượng chiến lược” đó trên các tàu khu trục của họ thay vì đặt tại Hàn Quốc hay không?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng phu nhân Ri Sol Ju, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng phu nhân Kim Jung-sook dự tiệc mừng tại làng đình chiến Panmunjom ngày 27/4. Ảnh: YONHAP/ TTXVN

Cùng với đó, cách tiếp cận của ông Trump có thể giải quyết được vấn đề Triều Tiên?

Khi các tin tức lần đầu tiên đề cập đến cuộc gặp Trump - Kim từ đầu tháng Ba, nhiều chuyên gia đã đưa ra những cảnh báo cho tiến trình đàm phán. Theo thông lệ, các quan chức cấp thấp sẽ vạch ra các thỏa thuận hoặc phương án để chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo trao đổi trong cuộc gặp cấp cao. 

Sự chuẩn bị này nhằm giúp hai bên có thể xử lý các bất đồng và tiến tới một thỏa thuận cuối cùng sau cuộc gặp. Tuy nhiên, việc ông Trump đồng ý ngay về một cuộc gặp thượng đỉnh với ông Kim đã chuyển tiến trình chuẩn bị đó tới một giai đoạn bước vào thương lượng hơn là nhằm đạt được một kết quả cuối cùng.

Mặt khác, quan điểm xử lý vấn đề không theo truyền thống ngoại giao của Trump đang gây ra nhiều nguy cơ. Trường hợp cuộc gặp thượng đỉnh thất bại, việc đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên là bất khả thi. 

Ông Trump đang đặt cược “được ăn cả, ngã về không” khi dùng các cuộc gặp cấp cao làm điểm khởi đầu cho các cuộc thương lượng. Sự đặt cược này có thể giải quyết được vấn đề, những nếu nó thất bại thì sẽ khiến các cuộc trao đổi cấp thấp hơn giữa hai bên hầu như không thể thực hiện được trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của ông Trump. 

Chuyên gia Victor Cha thuộc Đại học Georgetown, người từng nằm trong đề cử của vị trí Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, cho rằng cái giá phải trả cho sự thất bại của một cuộc gặp thượng đỉnh sẽ là “một vách đá” không thể bước qua.

Một khía cạnh khác, có thể ông Trump chỉ muốn đưa ra cách tiếp cận mới cho vấn đề Triều Tiên để thu hút sự chú ý. Điều này không những tạo ra nhiều mối nguy hiểm mà còn cho thấy rằng các nỗ lực ngoại giao trước đây đã thất bại.

Thứ ba, Washington có bị áp lực sau kết quả “thành công” của cuộc gặp thượng đỉnh nội bộ hai miền Triều Tiên? Một vấn đề quan trọng cuối cùng cần được xem xét là tác động của cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai miền Triều Tiên đối với cuộc gặp Trump - Kim. Ông Moon đã cố gắng thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên kể từ Thế vận hội mùa Đông và có thể tạo cho ông có một di sản chính trị. 

Có khả năng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Bắc-Nam sẽ thành công và họ sẽ thống nhất được một thỏa thuận khung cho việc cải thiện quan hệ hai miền. Ông Trump đã gửi “lời chúc tốt đẹp” đến hai nhà lãnh đạo để hướng tới một kế hoạch hòa bình giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Hai cuộc gặp thượng đỉnh của Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ sẽ đưa đến những câu trả lời cho ba câu hỏi trên. Sự kỳ vọng thành công đều được đặt vào hai cuộc gặp này và mỗi bên có thể bắt đầu công việc khó khăn cho việc giải quyết khủng hoảng, đạt được hòa bình lâu dài ở Đông Bắc Á. Tuy nhiên, sự thành công vẫn chưa phải là một kết quả được báo trước./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục