Bắc Giang loại bỏ bến bãi tự phát không trong quy hoạch đê điều
Trong số này, xử lý được 139 trường hợp theo danh sách yêu cầu xử lý tại Văn bản 883 ngày 7/4/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang; 27 trường hợp vi phạm mới phát sinh từ đầu năm 2016 đến nay; 12 trường hợp vi phạm cũ còn tồn tại trước năm 2016 tại huyện Yên Dũng.
Tuy nhiên, các vi phạm xử lý được ở trên là các vi phạm nhỏ, đơn giản; trên địa bàn tỉnh còn các trường hợp nghiêm trọng chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến an toàn đê, thoát lũ; nhiều trường hợp vi phạm mang tính cố tình, vi phạm nhiều lần. Đặc biệt, số giải quyết trường hợp vi phạm mới phát sinh ở tỉnh đạt kết quả thấp.
Nguyên nhân là hệ thống đê cấp III của tỉnh dài, phân tán, chủ yếu đi qua các khu dân cư tập trung đã sinh sống từ nhiều đời nay (có 33 xã, phường ven đê, trên chiều dài 100 km đê qua làng), nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà là rất lớn, các hộ đều xây dựng công trình trước khi có Pháp lệnh Đê điều, do đó vi phạm phần lớn tập trung ở khu vực này (chiếm trên 90% tổng số vi phạm); ngoài ra ý thức chấp hành pháp luật của nhiều hộ dân kém…
Ông Nguyễn Văn Khái, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang cho biết, thời gian tới tỉnh đôn đốc các huyện, thành phố có đê rà soát, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm còn lại theo Văn bản 883 của UBND tỉnh; tập trung xử lý nghiêm các vi phạm xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều, các bãi chứa vật liệu ở bãi sông; tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm mới phát sinh, không để kéo dài.
Tỉnh lập quy hoạch các bãi chứa vật liệu trên các tuyến đê; loại bỏ các bến bãi tự phát không nằm trong quy hoạch; xây dựng kế hoạch giải quyết các công trình vi phạm cách chân đê 5 m, các công trình, nhà ở ngoài bãi sông trong khu vực đang có diễn biến sạt lở theo quy định của Luật Đê điều; xây dựng các đường gom dưới chân đê nhằm hạn chế vi phạm phát triển.
Ngành nông nghiệp đề nghị UBND tỉnh cấp kinh phí để xây dựng 186 trụ ngăn xe quá tải tại 83 vị trí ở các huyện, thành phố để hạn chế xe ô tô chở quá tải trọng đi trên đê, tránh gây hư hỏng mặt đê.
Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn tồn tại 2.905 trường hợp vi phạm Luật Đê điều. Theo Văn bản 883 của UBND tỉnh Bắc Giang, trong năm 2016 tỉnh cần xử lý giải tỏa ngay 204 trường hợp vi phạm Luật Đê điều, đây là các trường hợp vi phạm được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nhắc nhở, lập biên bản nhiều lần nhưng chưa thực hiện các biện pháp khắc phục tháo dỡ công trình vi phạm./.
>>> Tập trung đảm bảo an toàn những đê điều đã bị sự cố
>>> Công bố quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên: Kịp thời xử lý sự cố sạt mái đê sông Hồng tại Văn Giang
21:59' - 22/08/2016
Ngày 22/8, trong lúc làm nhiệm vụ, lực lượng chức năng Hưng Yên đã phát hiện sự cố sạt lở mái đê sông Hồng tại địa bàn thôn Công Luận 2, thị trấn Văn Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập trung đảm bảo an toàn những đê điều đã bị sự cố
13:15' - 21/08/2016
Theo báo cáo của Vụ Quản lý đê điều, Tổng cục Thủy lợi, tính đến 7h00 ngày 21/8, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình đã xảy ra một số sự cố trên tuyến đê từ cấp III trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống kê mới nhất về thiệt hại do bão số 3 gây ra
14:35' - 20/08/2016
Ngà 20/8, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức giao ban, đánh giá thiệt hại do bão số 3 gây ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương chịu ảnh hưởng nặng bởi bão số 3
20:18' - 19/08/2016
Do ảnh hưởng của hoàn lưu Áp thấp nhiệt đới và bão số 3, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.