Bê bối thịt bẩn Brazil: Chính phủ thu hồi các sản phẩm bị nghi chất lượng kém
Ngày 24/3, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Brazil Senacom đã yêu cầu thu hồi các sản phẩm của 3 công ty sản xuất thịt hộp có liên quan đến vụ bê bối thịt bẩn hiện đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với ngành chế biến và xuất khẩu thịt của quốc gia Nam Mỹ này.
Trong một thông báo, Senacom yêu cầu 3 nhà máy do các công ty sản xuất và chế biến thịt hộp gồm Souza Ramos, Transmeat và Peccin điều hành tại bang Parana, miền Nam Brazil, phải thu hồi toàn bộ sản phẩm trong vòng 5 ngày.
Senacom nhấn mạnh việc thu hồi này phản ánh mối lo ngại của Bộ Nông nghiệp đối với những nguy cơ sức khỏe mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi dùng sản phẩm thịt đóng hộp từ các hãng trên.
Ba công ty trên nằm trong số 21 doanh nghiệp chế biến thịt đang bị điều tra liên quan đến vụ bê bối thịt bẩn. Theo đó, các công ty này bị cáo buộc đã sử dụng các chất phụ gia để che giấu chất lượng tồi của sản phẩm và hối lộ các quan chức thanh tra để được thông qua quy trình kiểm duyệt, cấp phép sản phẩm.
Quyết định thu hồi sản phầm là một phần trong những nỗ lực của Chính phủ Brazil nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực từ vụ bê bối thịt bẩn đối với nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này.
Trong thông báo mới nhất nhằm trấn an dư luận, Bộ Nông nghiệp Brazil khẳng định đây chỉ là vụ việc riêng lẻ, không đại diện cho cả ngành sản xuất thịt của nước này. Bộ Nông nghiệp Brazil cũng khẳng định hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của Brazil hoạt động rất chặt chẽ và hiệu quả.
Trong khi đó, Tổng thống Brazil vẫn tự tin khẳng định "Các sản phẩm thịt của Brazil có chất lượng tốt nhất thế giới".
Cho tới thời điểm này, 22 thị trường trong tổng số 150 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu thịt của Brazil đã ngừng mua thịt của nước này. Chính phủ Brazil thừa nhận vụ bê bối thịt bẩn có thể gây thiệt hại 1,5 tỷ USD, tương đương 10% kim ngạch xuất khẩu của ngành này.
Vụ bê bối thịt bẩn tại Brazil bị phát giác khi ngày 18/3, cảnh sát nước này thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt ôi thiu, không đạt chất lượng được đưa ra thị trường tiêu thụ, cũng như cho phép các cơ sở sản xuất sử dụng chất gây ung thư để làm sản phẩm chế biến từ thịt có màu đẹp và mùi thơm.
Brazil là nước xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm số một thế giới và đứng thứ tư về xuất khẩu thịt lợn. Vụ bê bối xảy ra đúng lúc giới chức nước này đang nỗ lực đẩy nhanh việc ký kết một hiệp định tự do thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) mà Brazil là thành viên.
Xem thêm:
>>>Bê bối thịt bẩn Brazil: Canada dừng nhập khẩu thịt của hai nhà sản xuất lớn nhất Brazil
>>>Bê bối thịt bẩn Brazil: EU yêu cầu Brazil tạm ngừng xuất khẩu thịt
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vụ bê bối thịt bẩn Brazil: Chính phủ khẳng định cảnh sát đã thổi phồng
21:32' - 24/03/2017
Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Blairo Maggi khẳng định trong vụ bê bối thịt bẩn, cảnh sát nước này đã “thổi phồng” vụ việc bởi đây chỉ là lỗi của “tình trạng quan liêu”.
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong thu hồi thịt nhập khẩu từ Brazil
21:08' - 24/03/2017
Hong Kong sẽ tiến hành thu hồi trên khắp vùng lãnh thổ này thịt nhập khẩu có nguồn gốc từ 21 nhà máy chế biến thịt nằm trong diện điều tra liên quan đến vụ bê bối thịt bẩn tại Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối thịt bẩn của Brazil: Chính phủ phản đối việc cấm nhập khẩu thịt lên WTO
10:13' - 23/03/2017
Chính phủ Brazil đã gửi một bức thư tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), yêu cầu cơ quan này can thiệp nhằm ngăn cản việc các nước cấm nhập khẩu thịt của Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm nhiều nước, vùng lãnh thổ cấm nhập khẩu thịt từ Brazil
12:19' - 22/03/2017
Nhật Bản, Mexico và Hong Kong (Trung Quốc) là những thị trường tiếp theo từ chối nhập khẩu thịt từ Brazil do vụ bê bối thịt bẩn gây rúng động nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.