Bê bối thịt bẩn Brazil: EU yêu cầu Brazil tạm ngừng xuất khẩu thịt
Trong một động thái mới nhất, ngày 23/3, Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu Brazil chủ động tạm ngừng các hoạt động xuất khẩu thịt tới các nước thành viên liên minh để tránh việc Brussels phải áp đặt một lệnh cấm. Tuy nhiên, Chính phủ Brazil đã từ chối thực hiện yêu cầu trên.
Nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết đại sứ các nước EU đang thu thập thêm thông tin về những bất thường trong ngành công nghiệp chế biến thịt của Brazil, đồng thời chỉ trích chính phủ nước này đã không giải quyết vấn đề một cách triệt để. Hiện EU đã ngừng nhập khẩu sản phẩm của 4 cơ sở chế biến thịt Brazil.
Trong khi đó, các tổ chức đại diện cho quyền lợi của chủ các trang trại tại châu Âu cũng kêu gọi Ủy ban châu Âu có những hành động mạnh mẽ hơn đối với việc nhập khẩu thịt Brazil sau vụ bê bối thực phẩm tại quốc gia Nam Mỹ này.
Cũng trong ngày 23/3, Trung Quốc,nước nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới của Brazil cũng yêu cầu chính phủ nước này áp dụng các biện pháp điều tra kỹ lưỡng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm thịt xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trước đó, vào ngày 21/3, Trung Quốc đã quyết định tạm ngừng các đơn đặt hàng nhập khẩu thịt từ Brazil và coi đây là giải pháp “an toàn” cho người tiêu dùng.
Ngoài Trung Quốc, Nam Phi cũng ra thông báo quyết định cấm nhập khẩu một số loại thịt từ Brazil. Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nam Phi (DAFF) đã đề nghị cơ quan chức năng của Brazil ngừng hoàn toàn việc xuất khẩu thịt từ các cơ sở chế biến không đảm bảo chất lượng cho đến khi vấn đề được giải quyết và đáp ứng tiêu chuẩn của Cơ quan Kiểm dịch Nam Phi.
Tuy nhiên, phát biểu với báo chí, Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Blairo Maggi cho biết vụ bê bối này đã được "khoanh vùng" kiểm soát và các sản phẩm thitj của Brazil không hề gây nguy hiểm. Ông nhấn mạnh "giai đoạn tồi tệ nhất" của vụ bê bối đã qua.
Bộ trưởng Maggi cũng ước tính nền kinh lớn nhất khu vực Mỹ Latinh thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD do vụ bê bối này, tương đương với 10% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt mỗi năm.
Vụ bê bối thịt bẩn tại Brazil phát giác sau khi ngày 18/3, cảnh sát nước này thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt ôi thiu, không đạt chất lượng để tuồn ra thị trường tiêu thụ, cũng như cho phép các cơ sở sản xuất sử dụng chất gây ung thư để làm các sản phẩm chế biến từ thịt có màu đẹp và mùi thơm.
Kể từ khi thông tin liên quan tới vụ bê bối thịt bẩn tại Brazil được công khai, 15 thị trường đã cấm nhập khẩu hoàn toàn hay từng phần thịt và các sản phẩm thịt của nước này, đồng thời tăng cường giám sát chất lượng mặt hàng này đến từ quốc gia Nam Mỹ.
Brazil là nước xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm số một thế giới và đứng thứ tư về xuất khẩu thịt lợn. Vụ việc xảy ra đúng lúc các nhà chức trách nước này đang nỗ lực đẩy nhanh việc ký kết một hiệp định tự do thương mại giữa khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU).
Xem thêm:
>>> Thêm nhiều nước, vùng lãnh thổ cấm nhập khẩu thịt từ Brazil
>>> Bê bối thịt "bẩn" tại Brazil: Trung Quốc và Hàn Quốc tuyên bố ngừng nhập khẩu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối thịt bẩn của Brazil: Chính phủ phản đối việc cấm nhập khẩu thịt lên WTO
10:13' - 23/03/2017
Chính phủ Brazil đã gửi một bức thư tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), yêu cầu cơ quan này can thiệp nhằm ngăn cản việc các nước cấm nhập khẩu thịt của Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil nêu danh sách các bộ trưởng cần điều tra trong vụ Petrobras
10:09' - 23/03/2017
Tổng Công tố Brazil Rodrigo Janot đã yêu cầu Tòa án Tối cao điều tra 9 bộ trưởng vì tình nghi có liên quan tới vụ bê bối tham nhũng khổng lồ của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petrobras.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm nhiều nước, vùng lãnh thổ cấm nhập khẩu thịt từ Brazil
12:19' - 22/03/2017
Nhật Bản, Mexico và Hong Kong (Trung Quốc) là những thị trường tiếp theo từ chối nhập khẩu thịt từ Brazil do vụ bê bối thịt bẩn gây rúng động nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối thịt "bẩn" tại Brazil: Trung Quốc và Hàn Quốc tuyên bố ngừng nhập khẩu
08:24' - 21/03/2017
Trung Quốc đã đưa ra quyết định đình chỉ ngay lập tức việc nhập khẩu thịt từ Brazil và coi đây là giải pháp “an toàn” cho người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.