Bên lề Quốc hội: Chồng chéo vai trò quản lý khiến cổ phần hóa doanh nghiệp chậm tiến độ
Bên lề Quốc hội ngày 28/5, phân tích về nguyên nhân thực trạng chậm tiến độ, bất cập trong thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh nguyên nhân về sự thiếu minh bạch giữa vai trò chủ sở hữu và chức năng quản lý của các bộ, ngành đối với doanh nghiệp nhà nước khiến phát sinh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi", dễ xảy ra xung đột về lợi ích.
Về những tồn tại trong thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) cho rằng tiến độ cổ phần hóa còn chậm, thậm chí còn một số chỉ tiêu như số lượng cổ phần không đạt theo yêu cầu đặt ra.
Một số tập đoàn, tổng công ty chỉ thoái vốn được vài phần trăm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực về an sinh xã hội gặp khó khăn trong thoái vốn.
"Chúng ta muốn thoái vốn, cổ phần hóa tại doanh nghiệp nhà nước nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa, thay đổi lại hình thức quản trị, năng lực quản trị. Nhưng việc cổ phần hóa khó khăn thì sẽ không đạt được mục tiêu trên.Bởi khi doanh nghiệp nhà nước cổ phần không quá được 50% vốn thì Hội đồng quản trị, ban giám đốc, lãnh đạo vẫn là những người cũ, vẫn năng lực, con người như vậy thì chất lượng quản trị không được nâng cao" - đại biểu Đỗ Văn Sinh phân tích.
Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra cổ phần hóa cũng có những tồn tại lớn, kể cả thanh kiểm tra nội bộ doanh nghiệp.Nguyên nhân chính là sự chồng chéo giữa vai trò chủ quản và vai trò thanh tra, kiểm tra. Bộ ngành vừa là đại diện chủ sở hữu, vừa lại có chức năng thanh tra, kiểm tra thì dễ phát sinh vấn đề không minh bạch.
Đấy cũng là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, khiếm khuyết của các doanh nghiệp.
Thời gian qua, những vi phạm trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp phát hiện chủ yếu qua các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác hoặc các cơ quan báo chí, chứ không phải do thanh tra của bộ, ngành phát hiện.
"Bộ vừa làm chủ sở hữu, vừa là công tác kiểm tra giám sát thì sẽ rất khó minh bạch" - đại biểu Đỗ Văn Sinh đưa ý kiến.Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng trước thực trạng trên Chính phủ đã rất quyết liệt tìm giải pháp, Thủ tướng đã yêu cầu trước khi cổ phần hóa thì phải công khai minh bạch thông tin.
Đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu về thực trạng thiếu minh bạch trong vai trò chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước, hay nói cách khác là "vừa đá bóng, vừa thổi còi", đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng vì bộ, ngành vừa một lúc làm hai chức năng thì rất dễ xảy ra xung đột về lợi ích.Như vậy khi ban hành chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp sẽ không khó tránh khỏi việc bảo vệ lợi ích doanh nghiệp nhà nước mà bộ mình quản lý. Chính nguyên nhân này cũng dẫn tới hoạt động kém hiệu quả của nhiều doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua.
Từ đó, đại biểu cho rằng tách biệt giữa vai trò chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước là cần thiết. Chính vì vậy thời gian qua, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.Đây là giải pháp rất kịp thời, nhưng đề nghị Chính phủ cần sớm ban hành các Nghị định hướng dẫn để Ủy ban hoạt động hiệu quả.
Cũng kiến nghị về tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Phùng Văn Hùng cho rằng, cổ phần hóa là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm mục đích tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thu hút nhiều nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.Theo đại biểu, năm 2018, Chính phủ chủ trương cổ phần hóa 85 doanh nghiệp, nhưng hết quý I chỉ cổ phần hóa được 3 doanh nghiệp. Như vậy là chậm tiến độ, cần đẩy nhanh, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện cổ phần hóa.
Bên cạnh đó, trong quá trình cổ phần hóa thì vấn đề định giá tài sản doanh nghiệp nhà nước còn bất cập, đã xảy ra việc định giá thấp hơn nhiều giá trị thực của doanh nghiệp, dẫn đến thất thoát nguồn lực nhà nước./.
Xem thêm:>>>Phiên thảo luận về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước diễn ra sôi nổi và xây dựng
>>>Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Phân định rõ quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay Quốc hội thảo luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
07:44' - 28/05/2018
Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tranh luận sôi nổi tại nghị trường
20:18' - 26/05/2018
Trong ngày 26/5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Đại biểu kiến nghị về "độ trễ" giữa luật và nghị định
19:42' - 26/05/2018
Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về những tác động tiêu cực bắt nguồn từ "độ trễ" trong ban hành các nghị định kèm theo luật như Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khảo sát sạt lở ở quận Ô Môn, Cần Thơ
17:45' - 26/05/2018
Chiều 26/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đến khảo sát điểm sạt lở tại khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính, ngân sách
15:06' - 26/05/2018
Vấn đề tái cơ cấu ngân sách nhà nước; chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính... là những nội dung Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo, giải đáp ý kiến của các đại biểu Quốc hội, sáng 26/5.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Gỡ khó cho các dự án của Quảng Ninh cũng là cho cả nước
20:29' - 02/04/2025
Các dự án này gặp nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục cấp phép đầu tư, nguồn nguyên liệu san lấp, quy hoạch chung của các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
18:52' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, tài sản của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế nhập khẩu ethanol: Cần các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất
18:50' - 02/04/2025
Thị trường xăng sinh học tại Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động nhiều mặt khi giảm thuế nhập khẩu ethanol nên rất cần có các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cuba: Hướng tới hợp tác kinh tế toàn diện, hiệu quả và bền vững
18:38' - 02/04/2025
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại châu Á lớn thứ 2 của Cuba với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt khoảng 134,7 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng hợp tác với thành phố Pyeongtaek (Hàn Quốc) về công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
18:27' - 02/04/2025
Tại buổi làm việc, hai bên đã ký kết thỏa thuận nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai thành phố.