Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tranh luận sôi nổi tại nghị trường
Các đại biểu thẳng thắn chỉ ra những ưu điểm, kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế và đề ra nhiều giải pháp thiết thực trong điều hành, quản lý kinh tế - xã hội; đồng thời đưa ý kiến, tranh luận sôi nổi về những vấn đề nóng, dư luận quan tâm.
Các vị đại biểu Quốc hội đều thống nhất với các nội dung và đánh giá trong Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội. Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo, thực hiện quyết liệt các giải pháp của Chính phủ, các ngành, các cấp; tinh thần phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.Trong phiên sáng, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Phiên thảo luận về kinh tế - xã hội trên diễn đàn Quốc hội sáng 26/5 ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều về phiên tòa xét xử vụ án làm 9 người tử vong khi chạy thận nhân tạo, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho rằng sự quan tâm của các đại biểu về vụ án là cần thiết và thể hiện trách nhiệm trước cử tri; tuy nhiên, việc kết luận có oan, sai với bác sĩ Hoàng Công Lương, thậm chí dẫn dắt dư luận nói có tội hoặc không có tội là rất cảm tính, thiếu cơ sở.
Theo đại biểu, Tòa án đang trong quá trình tranh tụng, luận tội chứ chưa kết án, "những phát ngôn như vậy không mang lại sự thuận lợi và nhận thức đúng đắn trong xét xử nhân danh pháp luật, Nhà nước”.
Sau ý kiến này, nhiều đại biểu đã bấm nút tranh luận với quan điểm của đại biểu Sinh. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp cho biết, còn nhiều đại biểu đăng ký phát biểu, tranh luận xung quanh nội dung trên, song do vụ án đang trong giai đoạn tố tụng "nên chờ phán quyết của tòa án".
Buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về xử lý một số vấn đề phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước năm 2017 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về xử lý một số vấn đề phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước năm 2017 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận về dự thảo Nghị quyết, trong đó tập trung vào những vấn đề: thực hiện phân chia nguồn thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước phát sinh 4 tháng cuối năm 2017; xử lý nghĩa vụ của ngân sách Nhà nước đối với Quỹ Bảo hiểm xã hội liên quan đến khoản đóng góp bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/1995. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội. Tại phiên chiều, Chính phủ trình Quốc hội cho phép phát hành 22.090 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với khoản nợ nêu trên, trong đó: năm 2018 khoảng 6.000 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 7.000 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 9.090 tỷ đồng. Đồng thời, tính lãi đối với khoản nợ này từ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Về vấn đề này, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cơ bản nhất trí với lộ trình phát hành trái phiếu như Chính phủ đề nghị. Đối với số lãi phát sinh, có thể phát hành trái phiếu Chính phủ để nhận nợ với Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam phù hợp với thực tế hoặc sẽ được cộng dồn vào năm 2020 để thanh toán.Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến và tranh luận, đề nghị Chính phủ giải trình rõ tính hợp lý của việc tính lãi từ thời điểm 1/1/2016. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng cần tính lãi từ thời điểm năm 2006, khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực thì mới thỏa đáng, vì đây là quyền lợi của người lao động.
Thứ hai, ngày 28/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016./.>>> Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Đại biểu kiến nghị về "độ trễ" giữa luật và nghị định
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Đại biểu kiến nghị về "độ trễ" giữa luật và nghị định
19:42' - 26/05/2018
Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về những tác động tiêu cực bắt nguồn từ "độ trễ" trong ban hành các nghị định kèm theo luật như Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính, ngân sách
15:06' - 26/05/2018
Vấn đề tái cơ cấu ngân sách nhà nước; chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính... là những nội dung Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo, giải đáp ý kiến của các đại biểu Quốc hội, sáng 26/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: “ Nóng” tại Nghị trường các vấn đề an sinh xã hội
15:05' - 26/05/2018
Tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 26/5, nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về các vấn đề an sinh xã hội như: vấn đề xử lý cán bộ; phòng, chống tham nhũng; hành vi bạo hành trẻ em…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TỈnh Quebec của Canada coi Việt Nam là điểm đến chiến lược quan trọng
07:36'
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang, tỉnh bang Quebec của Canada đang tích cực tìm kiếm các đối tác tin cậy, trong đó Việt Nam được xem là một điểm đến chiến lược quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng tìm người bị hại trong vụ kẹo rau củ Kera
17:58' - 05/04/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo cho các cá nhân, tổ chức mua 135.325 hộp kẹo Kera biết, liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng 3- C01) để được hướng dẫn giải quyết.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng lòng trong giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
17:47' - 05/04/2025
Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước đang đạt những bước tiến lớn trong việc giải phóng mặt bằng để triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình mới
17:42' - 05/04/2025
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch Hội XNK Đồng Nai, dự báo tới đây thương mại thế giới sẽ có nhiều thay đổi, doanh nghiệp cần có chiến lược, phương án kinh doanh phù hợp với tình hình mới
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may và da giầy bình tĩnh ứng phó với thuế quan
16:21' - 05/04/2025
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã cùng các doanh nghiệp tổ chức nhiều cuộc họp khẩn cấp với các bên liên quan để bàn phương án ứng phó.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng mức thuế đối ứng thấp nhất với nông sản Việt
15:40' - 05/04/2025
Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt có niềm tin trong các vòng đàm phán sắp tới giữa hai Chính phủ Việt Nam – Hoa Kỳ, các sản phẩm nông sản sẽ được xem xét với mức thuế đối ứng thấp nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao Sở Công Thương các tỉnh triển khai giải pháp phát triển thị trường trong nước
15:00' - 05/04/2025
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị Sở Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường quản lý địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
13:19' - 05/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký công điện về việc đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam cập nhật về quy tắc xuất xứ tại WTO
11:14' - 05/04/2025
Trong hai ngày 3 và 4/4 (giờ địa phương), Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức phiên họp thường kỳ tại Geneva.