Các dự án luật cần thực hiện đúng quy trình, đảm bảo thời gian
Sáng 30/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Chính phủ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
Chia sẻ ý kiến bên hành lang Kỳ họp, các đại biểu cho rằng, để đảm bảo tính khoa học và hợp hiến, các dự án luật khi trình Quốc hội cần đúng quy trình và đảm bảo về mặt thời gian, cơ sở pháp lý, thực tiễn...
Nâng cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ trì soạn thảo Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án luật khi được thông qua sẽ có tác động nhất định nhằm điều chỉnh để phát triển kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng và các nhiệm vụ khác trên phạm vi cả nước.Chính phủ đã chỉ đạo và phân công các cơ quan có liên quan tập trung nghiên cứu, thu thập những tài liệu có căn cứ pháp lý, thực tiễn để đưa vào Chương trình xây dựng luật đúng quy trình theo quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết.
Đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) nhận định, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 đã bám sát với thực tế, bảo đảm về mặt thời gian do cơ bản đã có sự chuẩn bị công phu. Việc thông qua ý kiến có chất lượng giúp các đạo luật khi được thông qua và đi vào cuộc sống đảm bảo tính khả thi rất cao.Tuy nhiên, theo đại biểu, bên cạnh kết quả tích cực, những hạn chế còn tồn tại là một số dự án luật chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, chưa tập trung các nguồn lực, trong khi các ngành chưa thể hiện được trách nhiệm của mình. Điều này khiến các dự án luật khi trình ra Quốc hội chưa đảm bảo về mặt thời gian, chưa thể hiện tính ổn định và nghiêm túc.
Ở khía cạnh khác, vẫn còn xảy ra việc điều chỉnh, rút lại một số dự án luật, hoặc lùi thời gian cho ý kiến vào một số dự án luật, pháp lệnh cũng được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định và sự chủ động thực hiện chương trình xây dựng luật mà Quốc hội đã thông qua.
Cho ý kiến vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, đại biểu Trần Văn Mão cho rằng, về cơ bản đã phù hợp, đạt được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.Tuy nhiên đại biểu cho rằng, số lượng các dự án luật dự kiến sẽ đưa vào trong hai kỳ họp trong năm 2019 là quá nhiều. Các dự án cần được thực hiện một cách nghiêm túc và có chất lượng để khi luật trình Quốc hội đúng thời gian, quy trình và đảm bảo về mặt cơ sở pháp lý, thực tiễn...
"Đây là vấn đề đòi hỏi các ngành, các cấp cần nỗ lực, nâng cao trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham gia, các đối tượng chịu tác động và các cơ quan thẩm tra...", đại biểu Trần Văn Mão nhấn mạnh.Kiến nghị bổ sung Luật Giao thông đường bộ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2019
Góp ý cụ thể vào việc điều chỉnh các dự án luật, đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu) kiến nghị Quốc hội cần đưa Luật Giao thông đường bộ 2008 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2019 vì đây là luật có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân và doanh nghiệp.Theo đại biểu, luật hiện hành thì đường bộ có 5 loại phương tiện kinh doanh vận tải gồm: xe khách liên tỉnh, xe khách, xe taxi, xe hợp đồng và xe du lịch. Nhưng thực tế đã xuất hiện những loại hình phương tiện vận tải đường bộ mới mà Luật Giao thông đường bộ hiện hành chưa kịp điều chỉnh. Ví dụ như xe buýt nhanh (BRT) đang được triển khai theo chủ trương của Chính phủ.
Theo đại biểu Tuấn, xe buýt nhanh đang hoạt động theo nguyên tắc dừng bên trái, trả khách bên trái và đón khách bên tay trái thay vì phải dừng bên phải theo Luật Giao thông Đường bộ hiện hành, rất dễ xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tồn tại loại hình dịch vụ vận tải mới hoạt động dựa trên ứng dụng công nghệ là Grab.Hiện cả nước có tới 50.000 xe đang hoạt động theo hình thức này, nhiều ý kiến của các chuyên gia tranh luận không biết gọi loại hình này là xe taxi hay xe hợp đồng. Đại biểu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, phải coi đây là loại hình kinh doanh mới cần phải điều chỉnh sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông Đường bộ.
Đại biểu Dương Minh Tuấn cũng phân tích phương tiện xe điện chạy trong các khu du lịch, các khu nghỉ dưỡng, resort, thành phố du lịch cũng chưa được xếp vào loại hình nào. Hiện tại Chính phủ mới cho thí điểm từng tỉnh, nhưng theo thống kê có khoảng 30 tỉnh thí điểm về xe điện.Loại hình xe điện đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương nhưng về tuyến đường nào được chạy thì lại do Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trên thực tế, xe điện 4 bánh cũng được coi là xe ô tô, cũng lưu thông trên đường và có thể xảy tai nạn giao thông nhưng loại hình này chưa được quy định trong Luật Giao thông Đường bộ.
“Xe điện, Grab đã được cho thí điểm trong thời gian khá dài, do đó đã đến lúc chúng ta phải luật hóa để điều chỉnh cho kịp thời, toàn diện vấn đề này. Có như vậy mới đảm bảo tính pháp lý cho những loại hình mới hoạt động một cách chính thức thay vì chỉ thực hiện thí điểm như hiện nay”, đại biểu Dương Minh Tuấn nêu quan điểm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Tạo điều kiện thu hút người tài vào ngành sư phạm
15:34' - 29/05/2018
Sáng 29/5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV: Xử lý hành vi vi phạm an ninh quốc gia không gian mạng
12:52' - 29/05/2018
Những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều hoạt động vi phạm pháp luật trong không gian mạng, gây bức xúc trong xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận 3 dự án Luật
07:49' - 29/05/2018
Ngày 29/5, tại phiên họp sáng, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường. Buổi chiều, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam và dự án Luật Đặc xá (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5: Nhiều bất cập trong cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
18:07' - 28/05/2018
Hiện vẫn còn nhiều tồn tại trong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Bởi vẫn năng lực quản lý như vậy, vẫn người quản lý như vậy nên chất lượng không được nâng cao...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.