Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Tạo điều kiện thu hút người tài vào ngành sư phạm
Trao đổi bên lề Kỳ họp, các đại biểu cho rằng việc sửa đổi Luật là cần thiết. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong tương lai, thu hút nhân tài cho sự nghiệp “trồng người” thì cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Chú trọng “dạy người”
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) đánh giá, Luật Giáo dục là bộ luật rất quan trọng, định hướng sự phát triển của giáo dục. Qua hơn 10 năm thi hành, Luật đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đất nước. Tuy nhiên, hiện nay Luật Giáo dục đã bộc lộ một số bất cập. Vì thế, việc sửa đổi Luật là rất cần thiết.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, đối với một con người việc “dạy người” và “dạy chữ” là rất quan trọng. Thời gian qua, việc “dạy người” tức là hình thành nhân cách, lý tưởng, lối sống cho người học còn nhiều hạn chế.Các cử tri mong muốn, việc sửa đổi Luật Giáo dục sẽ khắc phục được những tồn tại của ngành, quan tâm hơn tới đào tạo nhân cách cho học sinh, mục tiêu là đào tạo con người Việt Nam có lối sống lành mạnh, lý tưởng trong sáng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đặc biệt là có ý thức công dân toàn cầu. Việc xây dựng và ban hành dự án Luật cũng nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
Nâng cao kỹ năng sư phạm của giáo viên
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) chỉ rõ, Luật Giáo dục cần có sự điều chỉnh nhằm khắc phục bất cập của Luật hiện hành, cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng và đồng bộ với hệ thống pháp luật.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 36 điều, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề lớn như tính mở, sự liên thông của hệ thống giáo dục; vấn đề định hướng nghề, sự phân luồng trong hệ thống giáo dục; chính sách nhà giáo, những đổi mới trong quản trị trường học, tài chính…
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, để giải quyết một cách đầy đủ, thấu đáo những nội dung này thì 36 điều luật chưa đáp ứng được yêu cầu. “Có ý kiến đề xuất đổi tên thành Luật Giáo dục (sửa đổi), tôi cho phương án này là hợp lý.
Khi Quốc hội thống nhất sửa tên thì chắc chắn sẽ rà soát và sửa đổi những điều căn bản khác liên quan đến từng chính sách giáo dục”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nêu.
Dự thảo Luật đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng quy định được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí.Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm. Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nhận định, đây là sự cân nhắc, đề xuất mạnh dạn của ban soạn thảo.
Qua nghiên cứu, cả hai hình thức hỗ trợ này đều có tính nhân văn, phù hợp. Thực tế, nhiều sinh viên sư phạm được hưởng chính sách miễn học phí, nhưng ra trường không xin được việc làm trong ngành. Do đó, ngân sách nhà nước bị lãng phí vì không thực hiện đúng mục tiêu.
Tuy nhiên, theo đại biểu để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong tương lai thì chính sách tín dụng chỉ là một phần nhỏ, điều quan trọng là môi trường làm việc tốt nhất để những người giỏi phát huy năng lực của mình. Bên cạnh đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp được phân công công việc sẽ là điều kiện hấp dẫn để các em học sinh giỏi lựa chọn ngành sư phạm.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) nhấn mạnh, chỉ chính sách tín dụng thì chưa đủ sức hút người tài mà quan trọng hơn là “đầu ra”.Dẫn chứng về việc điểm trúng tuyển của các trường thuộc khối an ninh, lực lượng vũ trang cao “kỷ lục” trong năm 2017, đại biểu Phạm Tất Thắng chỉ rõ ba yếu tố tạo được sức hút là: Sinh viên được nuôi ăn học khi vào trường; phân công công tác sau khi tốt nghiệp và hưởng mức thu nhập cao. “Đó là thực tiễn mà ngành giáo dục phải tham khảo trong quá trình thu hút sinh viên giỏi vào trường sư phạm”, đại biểu Thắng nêu.
Đề cập đến việc nâng trình độ chuẩn về đào tạo nhà giáo với một số cấp học và trình độ đào tạo (gồm giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giảng viên giảng dạy trình độ đại học và giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ), đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết, việc nâng chuẩn như trong dự thảo Luật đã tính đến lộ trình phù hợp.Tuy nhiên, nâng chuẩn giáo viên không chỉ vấn đề bằng cấp mà cần thiết là nâng cao năng lực, kỹ năng sư phạm của người đứng lớp. Đối với cấp học mầm non, tiểu học, trình độ đào tạo cao chưa hẳn quyết định chất lượng mà phải là kỹ năng sư phạm, tình cảm, tâm huyết để nhà giáo hỗ trợ người học trong việc tiếp cận kiến thức ở trường.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV: Xử lý hành vi vi phạm an ninh quốc gia không gian mạng
12:52' - 29/05/2018
Những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều hoạt động vi phạm pháp luật trong không gian mạng, gây bức xúc trong xã hội.
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Hệ thống đường sắt phải có tính đồng bộ cao
17:27' - 28/05/2018
Nói về giải pháp cho ngành đường sắt, đặc biệt khi thời đại 4.0 đang tới, chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, muốn làm phải có tính đồng bộ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chồng chéo vai trò quản lý khiến cổ phần hóa doanh nghiệp chậm tiến độ
16:51' - 28/05/2018
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, sự thiếu minh bạch giữa vai trò chủ sở hữu và chức năng quản lý của các bộ, ngành đối với doanh nghiệp nhà nước khiến phát sinh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...