Bên lề Kỳ họp thứ 5: Nhiều bất cập trong cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011 - 2016.
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều bất cập, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Bên hành lang Quốc hội, phóng viên BNEWS đã ghi lại những ý kiến của các đại biểu liên quan đến vấn đề này.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh Đoàn (Đoàn Quảng Trị): Vẫn còn nhiều tồn tại
Theo tôi, hiện vẫn còn nhiều tồn tại trong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Bởi vẫn năng lực quản lý như vậy, vẫn người quản lý như vậy nên chất lượng không được nâng cao, dẫn tới chưa thực sự mang lại mong muốn khi thực hiện cổ phần hóa.
Một tồn tại nữa là việc sử dụng đất, khi xây dựng phương án cổ phần hóa phải được phê duyệt căn cơ, đó là trách nhiệm của các chủ sở hữu để quản lý vốn. Nhưng sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hóa xong, thì người ta lại tính toán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đó.Trong khi vấn đề này thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. Từ đó, dẫn tới việc, cho yêu cầu chuyển đổi sử dụng đất thì lại không thực hiện đúng theo quy định, tức là không tổ chức đấu thầu, không tổ chức đấu giá, dẫn tới thất thoát trong việc chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất.
Trong thời gian vừa qua, một bất cập tương đối lớn đó là việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước hoặc kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp có hiệu quả chưa tốt. Chúng ta đang bị chồng chéo, giữa vai trò chủ quản và vai trò thanh tra, kiểm tra. Ví dụ, một bộ vừa đại diện chủ sở hữu, nhưng lại có chức năng thanh tra, kiểm tra. Cộng thêm nếu có các vấn đề tư túi thì sẽ không minh bạch, quản lý không tốt, thực tế đã xảy ra ở một số bộ ngành.Dẫn tới việc quản lý vốn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Đấy cũng là một trong những tồn tại, khiếm khuyết của các doanh nghiệp trong thời gian qua được phát hiện ra chủ yếu do các cơ quan kiểm tra chuyên ngành khác hoặc do báo chí.
Bên cạnh đó, việc định giá giá trị doanh nghiệp không đầy đủ; trong đó là giá trị tài sản, ví dụ như tài sản là 1 đồng trong sổ sách nhưng thực tế lại cao hơn, nhưng vẫn được đánh giá là 1 đồng. Đó là một vấn đề mất lợi thế.Đặc biệt là giá trị thương hiệu, lẽ ra được đánh giá rất cao nhưng khi tính toán thì lại không đánh giá hết. Từ đó, dẫn tới việc Nhà nước bị thiệt hại.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Cần thanh, kiểm tra các vụ mua bán tài sản Nhà nước
Tôi đồng tình và đánh giá cao Báo cáo giám sát đã chỉ ra những kết quả đạt được và những lỗ hổng trong quản lý vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Theo tôi, có ba dạng làm thất thoát tài sản Nhà nước.
Đó là kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến lỗ, làm mất vốn. Mua bán tài sản làm thất thoát tài sản và tiền vốn. Định giá doanh nghiệp thấp khi cổ phần hóa.
Nguyên nhân dẫn đến việc kinh doanh lỗ làm thất thoát vốn của doanh nghiệp là trình độ quản lý của doanh nghiệp yếu kém dẫn đến kinh doanh không hiệu quả.Tiếp đó, những người quản lý đã đầu tư những hoạt động không hiệu quả nhằm thu lợi ích cá nhân như đầu tư máy móc, thiết bị không phù hợp nhưng lại hưởng lợi từ đấy; Đầu tư vào lĩnh vực không hiệu quả nhưng được chia phần từ đó.
Hoặc cố tình tính giá trị đầu tư lớn hơn để hưởng những lợi ích, phần trăm từ đó. Tóm lại, đây là những hoạt động cố tình dùng những thủ đoạn để hợp pháp hóa việc rút tiền từ các doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh đó, mặc dù doanh nghiệp lỗ nhưng không ai phải chịu trách nhiệm, chưa có ai bị mất chức hay xử lý đi tù vì chuyện quản lý yếu kém để doanh nghiệp lỗ.Có chăng chỉ là vì sai phạm, cũng không có doanh nghiệp nào báo cáo đầy đủ lúc nào là lỗ, lúc nào lãi.
Thậm chí có doanh nghiệp khi cần báo cáo để tăng chức, tăng quỹ lương hoặc để xin vốn thì ngay lập tức sẽ có báo cáo lãi, khi báo cáo cho cơ quan tài chính để nộp thuế thì lại có một báo cáo lỗ.
Chính vì yếu tố trên nên đây là một động lực lôi kéo những người quản lý doanh nghiệp không muốn cổ phần hóa những doanh nghiệp Nhà nước.
Đặc biệt, chúng ta có cả một bộ máy về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhưng lại không phát hiện ra những vấn đề này. Rõ ràng, ở đây về mặt chính sách, pháp luật, cần phải xem xét đến lỗ hổng quy định cơ quan có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Một vấn đề nữa là việc thất thoát tài sản Nhà nước liên quan phổ biến đến đất đai, việc này nổi lên trong thời gian qua khi chuyển đất công thành đất tư không thông qua đấu thầu mà chỉ định giá trực tiếp hoặc xác định giá đất khi cổ phần hóa.Không thực hiện đúng quy định Luật Đất đai mà chúng ta đang sử dụng chủ yếu bảng giá do UBND các tỉnh quy định và điều này làm giá thấp hơn.
Như vậy, ngoài trách nhiệm định giá đất đai thấp trong cổ phần hóa và chuyển đất công sang đất tư của các tổ chức cổ phần hóa thực hiện chức năng cổ phần hóa còn trách nhiệm của UBND hay cơ quan quản lý về đất đai các tỉnh trong việc xác định giá đất này theo quy định của Luật Đất đai. Ngoài ra, chúng ta đã có một tổ chức định giá độc lập, có một tổ chức đấu giá độc lập nhằm minh bạch hóa việc mua, bán tài sản, nhưng vẫn xảy ra tình trạng mua đắt, bán rẻ. Ngay trong báo cáo giám sát đã chỉ ra một kết luận, thực ra việc định giá và đấu thầu chẳng qua chỉ là hình thức. Thậm chí, khi doanh nghiệp thua lỗ bán tài sản máy móc thiết bị thì đây lại là một cơ hội làm ăn béo bở cho một nhóm người.Do vậy, tôi thấy cần phải có thanh tra, kiểm tra các vụ việc bán tài sản Nhà nước và kiểm tra liên quan đến các tổ chức thực hiện chức năng về định giá, thẩm định giá, tổ chức đấu giá và để quy trách nhiệm cho những đơn vị này đã tiếp tay cho việc làm thất thoát tài sản Nhà nước.
Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Đoàn Hải Phòng): Quy định rõ giá trị đất đai thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước
Tôi cho rằng, tình trạng thất thoát vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp dịch vụ công ích nhưng có gắn với tài sản của Nhà nước.
Nếu như chúng ta không phân định được rõ ràng đâu là tài sản công, đâu là tài sản của doanh nghiệp thì rất khó trong quá trình cổ phần hoá, đồng thời dễ thất thoát tài sản Nhà nước.
Bên cạnh đó, trong quá trình cổ phần hoá, khi lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cũng phải có những tiêu chí rõ ràng, cụ thể để đảm bảo tài sản Nhà nước không bị thất thoát.Tránh tình trạng nhà đầu tư chiến lược khi tiếp nhận, mua cổ phần của doanh nghiệp đó có những hành động gây bất lợi gây thất thoát tài sản của Nhà nước dần dần.
Một vấn đề nữa cần quan tâm là đối với các doanh nghiệp mang thương hiệu tầm quốc gia thì có nhất thiết Nhà nước phải thoái vốn 100% hay không?Như kinh nghiệm của quốc tế, những doanh nghiệp, những thương hiệu quốc gia thì Nhà nước vẫn phải giữ phần vốn nhất định để có chính sách điều tiết khi doanh nghiệp đó có những bất lợi trên thị trường.
Nếu thoái vốn Nhà nước hết tại các doanh nghiệp có tầm thương hiệu quốc gia thì rất có thể xảy ra tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài họ mua cổ phần của doanh nghiệp đó và họ chuyển thành một thương hiệu khác, lúc đó chúng ta mất đi một thương hiệu quốc gia.
Liên quan đến đất đai thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước, tôi cho rằng cần phải có quy định cụ thể để tiếp tục tính giá trị của đất đai theo sát với thị trường sau cổ phần hoá.Có nghĩa là sau khi cổ phần hoá xong, chúng ta vẫn phải có những cập nhật sự thay đổi giá trị của đất đai. Có như vậy, chúng ta mới đảm bảo được giá trị của vốn Nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hoá.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Hệ thống đường sắt phải có tính đồng bộ cao
17:27' - 28/05/2018
Nói về giải pháp cho ngành đường sắt, đặc biệt khi thời đại 4.0 đang tới, chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, muốn làm phải có tính đồng bộ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chồng chéo vai trò quản lý khiến cổ phần hóa doanh nghiệp chậm tiến độ
16:51' - 28/05/2018
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, sự thiếu minh bạch giữa vai trò chủ sở hữu và chức năng quản lý của các bộ, ngành đối với doanh nghiệp nhà nước khiến phát sinh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Cần nâng cao tuyên truyền về an toàn đường sắt
12:04' - 26/05/2018
Bên cạnh đầu tư nguồn lực nâng cấp hạ tầng giao thông thì giải pháp trước mắt và lâu dài vẫn phải là tăng cường hoạt động tuyên truyền về đảm bảo an toàn giao thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình