Cách thức Trung Quốc tìm kiếm quyền lực "mềm"
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn chưa thực sự nắm giữ quyền lực "mềm". Tỷ lệ phần trăm người dân trên thế giới ủng hộ Trung Quốc đã giảm từ 48% hồi năm 2007, thời điểm ông Hồ Cẩm Đào đưa ra tuyên bố đó, xuống còn 40% hồi năm 2016.
Ngay cả ở những khu vực mà Trung Quốc đầu tư rất hào phóng, mọi thứ không có nhiều thay đổi. Thái độ tích cực vẫn ở mức ổn định tại hầu hết các nước Latinh và Trung Mỹ, dù giảm nhẹ ở châu Phi.Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian từ năm 2007-2016, tỷ lệ ủng hộ Trung Quốc đã giảm mạnh ở các nước phương Tây. Tại Mỹ, tỷ lệ ủng hộ đó đã giảm từ 42% xuống còn 37% và ở Tây Âu từ 39% xuống còn 32%, duy chỉ ở Australia là ổn định với mức 52%.
Tuy nhiên, một thành phần mới gần đây nổi lên trong việc giúp Trung Quốc tìm kiếm quyền lực "mềm" - đó là các nhãn hiệu Trung Quốc và ảnh hưởng của chúng trên toàn cầu.Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng 30 thương hiệu Trung Quốc đang “có mặt trên toàn cầu” (có nghĩa là những thương hiệu này chiếm một phần đáng kể trong doanh thu và niềm tin tích cực từ khách hàng nước ngoài), bao gồm các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp “truyền thống” như Lenovo và Huawei cũng như các doanh nghiệp Internet và kỹ thuật số mới như Alibaba hay Elex.
Điểm chung của tất cả doanh nghiệp này là họ đều có một chiến lược tăng trưởng toàn cầu được củng cố trên cơ sở xây dựng thương hiệu và công bằng, chứ không phải thúc đẩy bởi số lượng bán sản phẩm hay thu mua, sáp nhập với các công ty khác.Chẳng hạn như tập đoàn Huawei, 8 trong số 10 người trên thế giới đều biết đến tên tuổi của công ty này vì Huawei xếp hạng thứ ba thế giới về tổng doanh số bán điện thoại thông minh chỉ sau Samsung và Apple. Ngoài ra, danh thủ bóng đá nổi tiếng thế giới Lionel Messi là người phát ngôn của tập đoàn này và trước đó họ cũng đã hợp tác với nhiều nhân vật nổi tiếng ở Hollywood.
Tương tự như vậy, tập đoàn Elex, một nhà phát triển trò chơi trực tuyến và điện thoại di động được thành lập hồi năm 2008, đã đạt hơn 50 triệu người sử dụng tại 40 quốc gia.Giống như các công ty Internet khác đang nổi lên ở Trung Quốc, tập đoàn Elex không chỉ chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc mà đang vươn đến các thị trường nước ngoài bằng cách đẩy mạnh khả năng nắm bắt sở thích của người tiêu dùng.
Hồi đầu những năm 2000, bà Shelly Lazarus, Giám đốc điều hành công ty quảng cáo toàn cầu Ogilvy & Mather, đã nhận xét rằng “Trung Quốc không có thương hiệu nào thực sự nổi bật và có giá trị”. Mặc dù bình luận của bà gây ra nhiều tranh cãi vào thời điểm đó, rất ít người có thể tranh luận thuyết phục với bà.Các nhà phê bình lưu ý rằng mặc dù những công ty này có thể thành công về mặt thương mại, họ vẫn chưa thành công về mặt thương hiệu để khớp nối các giá trị và giành niềm tin của người tiêu dùng trên thế giới. Nói cách khác, quyền lực "mềm" của họ là khá yếu bởi hai luận điểm sau:
Thứ nhất, việc xây dựng một thương hiệu cần có thời gian và tiền bạc. Các thương hiệu như Huawei và Elex chưa thể có sức mạnh "mềm" như của Apple hay Google vì họ có một nền tảng vững chắc về những gì các nhà tiếp thị gọi là “thương hiệu định vị” mà từ đó họ có thể phát triển.Thứ hai, các nhà phê bình sẽ làm tốt để xem xét các rủi ro liên quan mô hình kinh doanh thay thế vốn phổ biến trong các doanh nghiệp Trung Quốc, đó là đa dạng hóa và mua lại các công ty nước ngoài.Các tập đoàn nổi tiếng như bảo hiểm Anbang, Fosun International, Dalian Wanda và Quản lý thể thao Trung-Âu (Sino-Europe Changxing Co Ltd) là những công ty đã tham gia vào việc mua lại các công ty khác trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến sự giám sát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc - các thỏa thuận mua bán của những công ty này bị một đơn vị đặc biệt của chính phủ phong tỏa để điều tra trong vài năm trở lại đây vì nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm kinh tế.
Các thương hiệu hướng tới “toàn cầu” của Trung Quốc chắc chắn không phải là giải pháp trước mắt để thu hẹp khoảng cách quyền lực "mềm" của Bắc Kinh. Trung Quốc sẽ cần phải phát huy tiềm năng văn hóa và chính trị của mình nếu nước này muốn bắt kịp sức mạnh "mềm" của Mỹ trên thế giới.Nếu quỹ đạo phát triển các thương hiệu của Trung Quốc đi đúng hướng, không có lý do gì để không mong đợi Huawei hay Alibaba sẽ trở thành một phần thương hiệu quyền lực "mềm" của Trung Quốc trong tương lai.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp ô tô của Trung Quốc muốn mua Fiat Chrysler Automobiles
18:43' - 22/08/2017
Great Wall Motor Co Ltd, doanh nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc, vừa tỏ ý muốn mua Fiat Chrysler Automobiles (FCA) - nhà sản xuất ô tô nổi tiếng của Mỹ và Italy.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tái cơ cấu 3 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trung ương
08:49' - 22/08/2017
Trung Quốc ngày 21/8 cho biết chính phủ nước này đã phê chuẩn quyết định tái cơ cấu 3 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trực thuộc trung ương.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố quy định hạn chế đầu tư ra nước ngoài
16:16' - 20/08/2017
Trung Quốc cho biết các khoản đầu tư ở nước ngoài không phù hợp với những nỗ lực trong mục tiêu phát triển trong hòa bình, hợp tác cùng có lợi và các quy định về kinh tế vĩ mô đều sẽ bị hạn chế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ điều tra vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ đối với Trung Quốc
10:09' - 19/08/2017
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer ngày 18/8 thông báo bắt đầu điều tra xem Trung Quốc có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các công ty Mỹ hay không.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...