Cách tiếp cận của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Theo các bài viết đăng trên Carnegie Endowment, sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc trong những thập kỷ trở lại đây đã giúp cho nước này có được những công cụ gia tăng sức ảnh hưởng về kinh tế và chính trị.
Trung Quốc cũng đồng thời xây dựng sức mạnh quân sự ngăn chặn Mỹ tiếp cận khu vực biển có thể làm ảnh hưởng tới lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh. Trung Quốc thiết lập chuỗi đảo thứ nhất và hướng tới xây dựng chuỗi đảo thứ hai để phá thế bao vây của Mỹ và đồng minh trên biển Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương.
Không chỉ dừng ở đó, Mỹ đánh giá năng lực quân sự của Trung Quốc còn có khả năng vươn ra toàn cầu vào giữa thế kỷ 21. Để thực hiện tham vọng này, Trung Quốc đã mua lại những cảng biển tại Vịnh Ba Tư và biển Địa Trung Hải, tăng cường hiện diện quân sự ở bờ biển Đông và Tây Phi, và sẵn sàng cho sự hiện diện xa hơn ở phía Tây bán cầu.Giới chuyên gia đánh giá, ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, Bắc Kinh vẫn có đủ nguồn lực tài chính để triển khai sức mạnh quân sự, trước hết là về hải quân dọc vành đai Á-Phi. Thành công của Trung Quốc cũng đồng thời thách thức trật tự thương mại toàn cầu được Mỹ lập lên.
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới bùng nổ từ năm 2008 kéo dài tới nay đã gián tiếp tạo thêm môi trường thuận lợi để Trung Quốc chấm dứt sự thống trị của Mỹ, trước mắt là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã từ bỏ chiến lược “giấu mình chờ thời”, và chính thức tuyên bố về tham vọng vươn ảnh hưởng ra lục địa Á – Âu vào năm 2013 với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).Với sức mạnh quân sự ngày càng mạnh, trong vài thập niên tới Trung Quốc sẽ đủ năng lực mở rộng tầm hoạt động của Hải quân nước này ra Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương như đang làm hiện nay tại Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Như vậy, Trung Quốc đang dần phát triển từ một cường quốc khu vực sẽ vươn lên thành cường quốc toàn cầu.
Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất mà Mỹ phải đối mặt và có ý nghĩa cấp bách hiện nay (một phần do sự đắc cử của Tổng thống Donald Trump) đó là sự cần thiết phải khẳng định cam kết duy trì vị thế thống trị toàn cầu và ưu thế vượt trội của Washington tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Kể từ khi lên nhậm chức, chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã gây cho các đồng minh của Mỹ sự bất an. Do vậy, Mỹ phải trả lời câu hỏi liệu có tiếp tục cam kết bảo vệ vị thế của nước này trong hệ thống quốc tế và bảo vệ các thể chế quốc tế đang giúp khẳng định vai trò dẫn dắt toàn cầu của Mỹ.
Kể từ sau khi đắc cử, ông Donald Trump đã có những động thái tái khẳng định cam kết của nước Mỹ đối với những đồng minh chủ chốt như NATO, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng vẫn chưa có được sự cam kết mạnh mẽ với nhiều quốc gia, khu vực khác, đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.Chính quyền Donald Trump vẫn chưa có câu trả lời khẳng định rằng liệu Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ những thành tố cơ bản của tầm ảnh hưởng toàn cầu của nước này tại khu vực hay không.
Trong bối cảnh Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội, nhiệm vụ này đòi hỏi Mỹ phải có lực lượng tại chỗ có khả năng tạo ra sức mạnh răn đe hiệu quả, trực tiếp. Như vậy, để duy trì được ưu thế về quân sự với Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các lực lượng hỗn hợp của Mỹ sẽ phải được nâng cấp để đảm bảo khả năng giành chiến thắng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Mỹ gia tăng sức ép tài chính lên LHQ?
06:30' - 01/01/2018
Theo tờ The New York Times, thời gian gần đây có ít nhất 4 lần chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump gắn sự ủng hộ tài chính dành cho LHQ với việc tổ chức này phải đáp ứng những yêu sách của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Bước ngoặt trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ?
05:30' - 01/01/2018
Trung Quốc và Ấn Độ cam kết duy trì hòa bình tại khu vực biên giới chung, củng cố sự tôn trọng lẫn nhau để tăng cường hợp tác và sự phát triển chung.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Nga trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Trump
07:03' - 27/12/2017
Tờ The New York Times cho rằng Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đã vẽ lên một thế giới mà trong đó nước này đang phải đương đầu với hai cường quốc "theo chủ nghĩa xét lại", đó là Nga và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại thế giới 2017: "Nước Mỹ trước tiên" xáo trộn thế giới
10:53' - 25/12/2017
Thế giới bước vào năm 2017 với nhiều âu lo khi tỷ phú Donald Trump, một người chưa có kinh nghiệm chính trường, trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khởi công xây dựng tuyến đường sắt cao tốc hướng tới ASEAN
07:42' - 20/12/2017
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, dự án tuyến đường sắt cao tốc Phòng Thành Cảng - Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18/12 đã khởi công xây dựng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.