Nhìn lại thế giới 2017: "Nước Mỹ trước tiên" xáo trộn thế giới
Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên", ông chủ Nhà Trắng đã có những bước đi quyết liệt và gây tranh cãi, nhưng cũng rất thực dụng, theo hướng đảo ngược chính sách so với chính phủ tiền nhiệm cả về đối nội và đối ngoại, miễn sao mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Chính ông Trump đã khẳng định Mỹ "sẽ đứng lên vì chính mình", và thể hiện điều này bằng các hành động đơn phương hoặc quay lưng với những bên khác trong các vấn đề như thương mại, biến đổi khí hậu, biên giới hay nhập cư.
Về đối ngoại, Tổng thống Donald Trump trong năm đầu nhiệm kỳ đã thực hiện đúng những cam kết tranh cử với hàng loạt điều chỉnh quan trọng theo hướng giảm bớt các cam kết đa phương, giảm mức đóng góp cho các tổ chức quốc tế, thay vào đó là nhấn mạnh các mối quan hệ song phương.
Điển hình là ông Trump đã đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu hay Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc (UNESCO), công kích thỏa thuận hạt nhân Iran, ban hành lệnh cấm đi lại với công dân các nước có đa số người Hồi giáo, đàm phán lại các thỏa thuận thương mại đa phương như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA)…
Bên cạnh đó, Washington còn chỉ ra một loạt nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, tìm cách áp đặt các biện pháp bảo hộ theo hướng có lợi cho nước này, với lập luận rằng tình trạng mất cân bằng thương mại kéo dài là nguyên nhân khiến kinh tế Mỹ trì trệ và người lao động Mỹ mất việc làm. Tất cả đều toát lên toan tính thực dụng của một nhà lãnh đạo xuất thân từ giới kinh doanh.
Dưới tác động của chiến lược mới mà Wasinhton triển khai, nhiều mối quan hệ quốc tế cũng có những chuyển động mới.
Quan hệ của Mỹ với hai đồng minh truyền thống ở Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản nồng ấm hơn sau khi Seoul và Tokyo cam kết nâng mức đóng góp nhằm san sẻ gánh nặng chi phí đảm bảo an ninh, trong bối cảnh mối đe dọa từ Triều Tiên càng trở nên nguy cấp sau hàng loạt vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Quan hệ Mỹ-Trung tưởng chừng sẽ rất căng thẳng do ông Trump lúc tranh cử liên tục chỉ trích Bắc Kinh trong các vấn đề thâm hụt thương mại hay chính sách tiền tệ..., cũng đã được cải thiện sau hàng loạt cuộc tiếp xúc trên tất cả các kênh, mà đáng kể nhất là 3 cuộc tiếp xúc của nguyên thủ hai nước.
Tuy nhiên, việc Tổng thống Trump, trong chiến lược an ninh quốc gia công bố ngày 18/12, chỉ đích danh Trung Quốc cùng Nga là hai “đối thủ” cạnh tranh ảnh hưởng và đe dọa lợi ích của Mỹ cả trên phương diện quân sự lẫn kinh tế, đã cho thấy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn ở thế dò xét lẫn nhau và chưa thể xây dựng lòng tin.
Quan hệ Mỹ-Nga, mặc dù đầu năm có những thuận lợi khi ông Trump công khai bày tỏ mong muốn cải thiện, nhưng rốt cuộc vẫn rơi xuống mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh khi hai bên liên tục có các biện pháp trả đũa ngoại giao nhằm vào nhau, bắt nguồn từ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Quan hệ song phương Mỹ-Cuba bị đảo ngược, thụt lùi so với thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Quan hệ giữa Mỹ với hai nước láng giềng gần gũi Canada và Mexico vẫn trong trạng thái "nửa nọ, nửa kia" liên quan đến những tranh cãi trong đàm phán lại NAFTA. Quan hệ hai bờ Đại Tây Dương, giữa Mỹ với các đồng minh trong Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng bị sứt mẻ.
Đặc biệt, Tổng thống Trump đã có "nước cờ" mạo hiểm khi tuyên bố chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới thành phố linh thiêng này.
Động thái ủng hộ ra mặt đối với đồng minh chiến lược Israel không chỉ khiến hình ảnh của Mỹ trên trường quốc tế bị suy giảm và Washington bị cô lập tại các diễn đàn đa phương, mà còn hủy hoại tiến trình hòa bình Trung Đông, tạo nguy cơ tái bùng phát bạo lực tại khu vực được coi là "thùng thuốc súng" này.
Trong bối cảnh đó, việc Tổng thống Trump đưa ra khái niệm "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", cho thấy chính quyền Mỹ tiếp tục quan tâm và muốn mở rộng liên kết với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam cũng nổi lên như một “điểm sáng” trong quan hệ song phương với Mỹ.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ tháng 5/2017, sự kiện Tổng thống Trump thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tháng 11 vừa qua đánh dấu Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có lãnh đạo đi thăm Mỹ trong năm qua và cũng là nước đầu tiên trong khu vực mà Tổng thống Trump thăm chính thức.
Trên lĩnh vực đối nội, nền kinh tế Mỹ dưới sự chèo lái của Tổng thống Trump được đánh giá là có những bước phát triển tích cực. Bất chấp các trận bão lớn tàn phá nhiều vùng ở bang Texas và Florida, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD, mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 3,3% trong quý III được coi là một chiến thắng lớn của Tổng thống Trump, bởi trước đó, các chuyên gia kinh tế nhiều lần cho rằng mục tiêu tăng trưởng 3% mà ông đề ra là phi thực tế.
Thị trường lao động tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 4,1% trong tháng 11, thấp nhất trong 17 năm qua. Lạm phát ở quanh mức 2%, số lượng việc làm được tạo ra hàng tháng được duy trì tốt và ổn định, trong khi mức lương cơ bản cũng được nâng lên. C
ho dù vẫn có ý kiến chỉ trích, song bức tranh kinh tế Mỹ với nhiều gam màu sáng đã chứng minh những điểm đúng đắn trong chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump. Các tín hiệu đều cho thấy đà tăng trưởng GDP, dự kiến là 2,5% trong năm 2017, sẽ tiếp tục được duy trì năm tới, cao hơn so với mức bình quân 1,8% trong 8 năm cầm quyền của Tổng thống Obama.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi điều hành đất nước, trước hết là những trở lực từ chính nội bộ.
Tiến trình thành lập nội các mới diễn ra chậm chạp và liên tục có những xáo trộn về nhân sự khi hàng loạt vị trí cấp cao ở Nhà Trắng, Hội đồng An ninh Quốc gia, Cục Điều tra Liên bang (FBI)... bị điều chuyển hoặc thay thế, trong khi nhiều vị trí ở cấp chuyên viên ở các bộ, ngành vẫn còn để trống.
Bên cạnh đó, ông Trump và các cộng sự đang phải đối mặt với cuộc điều tra nghi án "móc ngoặc" với Nga trong cuộc bầu cử tổng thống 2016. Ngoài ra, hàng loạt sắc lệnh của ông Trump đã vấp phải sự phản đối của dư luận, như việc "cấm cửa" người Hồi giáo, bãi bỏ chương trình tạm hoãn trục xuất người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ dưới 16 tuổi (DACA), vấn đề kiểm soát súng đạn...
Tất cả những khó khăn trên khiến ông Trump trở thành vị Tổng thống Mỹ có mức uy tín thấp kỷ lục trong năm cầm quyền đầu tiên khi có khoảng 60% người Mỹ không hài lòng về cung cách ông điều hành công việc.
Năm 2018 sẽ khó khăn với Tổng thống Trump khi Mỹ tiến hành bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ, sự kiện vốn theo truyền thống được coi là “không thuận lợi” cho các tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Phe Dân chủ đang thể hiện rõ quyết tâm giành lại quyền kiểm soát quốc hội trong 2 năm còn lại nhiệm kỳ của ông Trump, trong bối cảnh thế đa số mong manh mà phe Cộng hòa nắm giữ tại Thượng viện Mỹ đã suy yếu khi lần đầu tiên sau 25 năm, một ứng cử viên Dân chủ chiến thắng trong cuộc bầu cử thượng viện bổ sung tại bang Alabama hồi trung tuần tháng 12 này.
Thách thức lớn nhất mà Tổng thống Trump phải đối mặt là mở rộng thành phần ủng hộ để có thể lật ngược tình thế, nếu không muốn theo chân hai tổng thống tiền nhiệm là George W.Bush và Barack Obama, những người đều bị đánh bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Chỉ có con đường giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2018, ông Trump mới có thể viết tiếp giấc mơ "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại"./.
- Từ khóa :
- donald trump
- kinh tế mỹ
- nước mỹ trước tiên
- mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật cải cách thuế củng cố thêm quyền lực của ông Trump
09:48' - 23/12/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành dự luật cải cách thuế do đảng Cộng hòa đề xuất trị giá 1.500 tỷ USD, củng cố chiến thắng lập pháp lớn nhất của ông Trump trong năm đầu lên nắm quyền.
-
Kinh tế Thế giới
Thẩm phán Mỹ bác đơn kiện Tổng thống D.Trump nhận tiền từ nước ngoài
15:07' - 22/12/2017
Một thẩm phán Mỹ đã bác bỏ vụ kiện Tổng thống Donald Trump vi phạm Hiến pháp vì đã nhận các khoản tiền từ nước ngoài thông qua công việc kinh doanh của mình khi đang giữ chức Tổng thống.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu tăng cường khai thác các khoáng sản thiết yếu
17:26' - 21/12/2017
Ông Trump khẳng định việc ban hành sắc lệnh sẽ giảm tác động đối với Mỹ khi nguồn cung các khoáng sản thiết yếu bị hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump dọa cắt viện trợ những quốc gia bỏ phiếu phản đối Mỹ tại ĐHĐ LHQ
08:13' - 21/12/2017
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra tại cuộc họp nội các cuối cùng của năm nay
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46' - 19/05/2025
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.