Châu Âu rúng động về vụ bê bối “trứng bẩn”
Theo người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) Daniel Rosario, 15 nước EU khác bị ảnh hưởng bao gồm Bỉ, Hà Lan, Đức, Pháp, Thụy Điển, Anh, Áo, Ireland, Italy, Luxembourg, Ba Lan, Romania, Slovakia, Slovenia và Đan Mạch.
Hiện các trang trại gia cầm tại 4 nước EU gồm Bỉ, Hà Lan, Đức, và Pháp, nơi nhà chức trách trước đó xác nhận việc sử dụng bất hợp pháp hóa chất độc hại trong các trang trại, đã bị đóng cửa. Các quốc gia EU khác, cùng với Thụy Sỹ (nước không thuộc EU) và Đặc khu Hành chính Hong Kong, đều nhập khẩu trứng từ 4 quốc gia trên.
Cuộc khủng hoảng về an toàn thực phẩm lan rộng được coi là đòn giáng mạnh vào ngành chăn nuôi của châu Âu vốn đã điêu đứng sau dịch cúm gia cầm bùng phát vào năm 2016.
Những cuộc thảo luận đầu tiên về vụ bê bối liên quan đến trứng gà nhiễm chất độc fipronil, theo yêu cầu của Đức, dự kiến sẽ diễn ra vào hai ngày 4 và 5/9, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp EU tại Estonia. Ủy ban châu Âu (EC) cũng cho biết một cuộc họp đặc biệt về vấn đề trứng gà nhiễm độc sẽ diễn ra ngày 26/9.
Ủy viên châu Âu phụ trách y tế và an toàn thực phẩm Vytenis Andriukaitis cho biết, EC sẽ làm việc với các nước thành viên để tìm cách giải quyết vấn đề và rút ra những bài học cần thiết hơn là tốn công tốn sức trong việc buộc tội lẫn nhau.Các cuộc thảo luận chính trị sẽ được tiến hành là phản ứng mà EU cần phải có đối với vụ bê bối liên quan đến trứng gà nhiễm chất độc fipronil và từ nay đến lúc đó cần phải thu thập được tối đa các thông tin cần thiết để cuộc gặp có thể thảo luận và rút ra được những bài học giúp cải thiện sự phối hợp thông tin và hệ thống cảnh báo trong tình huống khủng hoảng.
Đức và Pháp, nơi các trang trại trực tiếp bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm bán gà, đã đưa ra các chỉ trích nhằm vào hai nước Bỉ và Hà Lan. Tại hai quốc gia này, hơn 200 trang trại nuôi gà lấy trứng đã bị nhiễm độc sau khi tẩy trùng chuồng trại bằng các sản phẩm có chứa fipronil, một loại thuốc diệt khuẩn bị cấm sử dụng trong lĩnh chăn nuôi gia cầm dùng làm thực phẩm.Vụ việc trên được cho là bắt nguồn từ Hà Lan sau khi một công ty của nước này là Chickfriend sử dụng fipronil tại các trang trại gia cầm để diệt bọ đỏ ký sinh trên gà. Ngày 28/7 cơ quan chức năng Hà Lan phát hiện dư lượng cao thuốc trừ sâu fipronil do công ty BASF của Đức sản xuất, trên các mẫu trứng, thịt và phân động vật tại nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm.
Hóa chất trên được một công ty của Hà Lan là Chickfriend đưa vào sử dụng tại các trang trại gia cầm nhằm tiêu diệt bọ đỏ ký sinh trên gà.
Trước làn sóng chỉ trích từ các nước láng giềng, Chính phủ Hà Lan thừa nhận đã phạm sai lầm trong quản lý vụ bê bối trứng gà "bẩn", tuy nhiên, bác bỏ tất cả các cáo buộc "cẩu thả".
Bộ trưởng Y tế Hà Lan Edith Schippers thừa nhận rằng các cuộc khủng hoảng thường kéo theo các sai lầm và vụ việc lần này cũng không phải là ngoại lệ. Bà Schippers lý giải rằng do không tìm thấy chứng cứ cho thấy chất fipronil có trong trứng gà nên các nhà chức trách đã không tiến hành kiểm tra vào thời điểm cuối năm 2016.
Vụ bê bối “trứng bẩn” tại Hà Lan đã gây ảnh hưởng to lớn khi các siêu thị ở Hà Lan và Đức đã rút khỏi các kệ hàng hàng triệu quả trứng do nghi ngờ nhiễm thuốc trừ sâu độc hại, trong đó riêng chuỗi siêu thị lớn nhất tại Hà Lan, Albert Heijn, cho biết đã rút khỏi kệ hàng 14 loại trứng để đem đi tiêu hủy. Cơ quan thực phẩm Hà Lan (NVWA) đã tiến hành các cuộc xét nghiệm và quyết định 138 trang trại vẫn sẽ phải đóng cửa. Bên cạnh đó, các chủ trang trại ở Hà Lan cũng đã tiêu hủy hàng trăm nghìn con gà do vụ bê bối “trứng bẩn".Theo nhà chức trách Hà Lan, các chủ trang trại ở nước này chỉ có thể giành lại thị trường cho đến khi không còn phát hiện thuốc trừ sâu trong trứng gà.
Theo truyền thông Hà Lan, năm 2016, khoảng 1.000 trang trại chăn nuôi gia cầm ở nước này, đa phần ở khu vực biên giới với Đức, đã "xuất xưởng" khoảng 10 tỷ quả trứng. Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schmidt cho biết Đức là nước bị ảnh hưởng nặng nề trong vụ bê bối này.
Các chuyên gia ước tính thiệt hại tài chính của vụ bê bối “trứng bẩn” này có thể lên tới hàng triệu euro và sẽ để lại những hậu quả nặng nề đối với ngành chăn nuôi gia cầm và các thị trường nông sản tại châu Âu - vốn chỉ mới đang trên đà hồi phục sau những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch cúm gia cầm năm 2016.Đặc biệt, đây là một cú sốc mới đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm ở Hà Lan sau vụ tiêu hủy 190.000 con vịt hồi tháng 11/2016.
Ngày 10/8, các nhà điều tra Hà Lan đã bắt giữ hai đối tượng liên quan đến bê bối trứng gà châu Âu nhiễm hóa chất trừ bọ độc hại fipronil.Người phát ngôn cơ quan công tố Hà Lan Marieke van der Molen cho biết hai đối tượng bị bắt giữ là người quản lý của công ty bị cáo buộc sử dụng hóa chất fipronil trong các trang trại gia cầm. Việc bắt giữ diễn ra trong các cuộc đột kích phối hợp với chính quyền Bỉ tại 8 địa điểm trên khắp Hà Lan, dưới sự hỗ trợ của các cơ quan cảnh sát và tư pháp châu Âu là Europol và Eurojust.
Thực tế cho thấy, các vụ bê bối về thực phẩm "bẩn" đang là nỗi lo của người tiêu dùng châu Âu. Vụ bê bối “trứng bẩn" này xảy ra chỉ hai tuần sau khi Europol triệt phá một đường dây tội phạm có tổ chức liên quan đến việc đưa “thịt ngựa bẩn” vào tiêu thụ tại các thị trường châu Âu.Tuy nhiên, để ngăn chặn các vụ bê bối thực phẩm “bẩn” ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các nhà chức trách còn đặc biệt cần đến lương tâm của người kinh doanh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc phát hiện thêm nhiều trứng "bẩn"
12:24' - 18/08/2017
Chính phủ Hàn Quốc đã phát hiện thêm 13 trang trại gia cầm sử dụng thuốc trừ sâu trái phép vượt quá mức cho phép.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một quốc gia châu Âu phát hiện “trứng bẩn”
19:26' - 13/08/2017
Ngày 12/8, Tây Ban Nha thông báo lần đầu tiên phát hiện sản phẩm trứng dạng lỏng nhiễm thuốc trừ sâu Fipronil tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối trứng gà "bẩn": Tìm cách giải quyết hơn là buộc tội nhau
08:06' - 12/08/2017
Liên quan đến vụ bê bối trứng gà "bẩn", EC sẽ làm việc với các nước thành viên để tìm cách giải quyết vấn đề và rút ra những bài học cần thiết hơn là tốn công tốn sức trong việc buộc tội lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối trứng "bẩn" ảnh hưởng mạnh tới 15 nước EU
19:30' - 11/08/2017
Bê bối trứng nhiễm thuốc trừ sâu Fipronil đã ảnh hưởng đến 15 nước EU.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Hàng trăm nghìn quả trứng “bẩn” được đưa ra bán trên thị trường
17:13' - 11/08/2017
Ngày 11/8, Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Stephane Travert cho biết gần 250.000 quả trứng nhiễm thuốc trừ sâu Fipronil đã được đưa ra bán trên thị trường kể từ tháng 4 vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.