Chi phí phát sinh sau khi phá sản mà Takata phải gánh vẫn còn để ngỏ

20:27' - 26/06/2017
BNEWS Takata nộp đơn xin phá sản khi đang nợ trên 1.000 tỷ yen (9 tỷ USD) sau khi phải tiến hành đợt thu hồi lớn nhất các túi khí bị lỗi trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô.
Chi phí phát sinh sau khi phá sản mà Takata phải gánh vẫn còn để ngỏ. Ảnh: EPA

Nhà sản xuất phụ tùng ô tô của Nhật Bản Takata Corp. đã nộp đơn xin phá sản để có được sự ổn định trong tương lai, nhưng nhiều vấn đề còn được đặt ra khi hãng này vẫn đối mặt với các khoản chi phí phát sinh từ việc thu hồi túi khí và các vụ kiện tụng.
Theo nhà phân tích Takeshi Miyao ở hãng nghiên cứu thị trường Carnorama tại Tokyo, Takata còn nhiều khó khăn, vẫn chưa rõ công ty này sẽ phải trả bao nhiêu nợ và vẫn có thể phải trả các khoản liên quan đến việc kiện tụng.
Takata nộp đơn xin phá sản khi đang nợ trên 1.000 tỷ yen (9 tỷ USD) sau khi phải tiến hành đợt thu hồi lớn nhất các túi khí bị lỗi trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô.
Theo kế hoạch tái cơ cấu, hãng sản xuất túi khí của Nhật Bản sẽ tách riêng các bộ phận hoạt động tốt, bao gồm dây an toàn và ghế dành cho trẻ em, thành một công ty mới mà nhà sản xuất linh kiện ô tô của Mỹ Key Safety Systems sẽ mua với giá 175 tỷ yen. Nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ do bộ phận còn lại đảm nhận. Theo ông Miyao, bộ phận này vẫn có thể đối mặt với nguy cơ phá sản trong tương lai.
Các hãng sản xuất xe Honda Motor Co. và Toyota Motor Corp. đang phải chịu chi phí cho việc thay thế bơm túi khí. Nhưng việc Takata xin phá sản có thể khiến hai hãng này phải chịu phần lớn gánh nặng tài chính này mà không nhận lại được tiền từ Takata. Toyota và Honda nói sau quyết định của Takata rằng hai hãng này có thể không nhận được số tiền tương ứng 570 tỷ yen và 556 tỷ yen từ công ty phá sản.
Các cơ quan về an toàn ô tô Mỹ năm 2015 đã phạt dân sự 200 triệu USD đối với Takata do cung cấp thông tin không đầy đủ và không rõ ràng về lỗi túi khí. Nhà sản xuất này năm nay cũng đã đồng ý trả 1 tỷ USD để giải quyết việc thu hồi.
Trong khi đó, chồng của bác sỹ người Malaysia thiệt mạng do túi khí lỗi đã đệ đơn kiện Takata và Honda tại Mỹ vào vì cái chết bất công của vợ. Nhưng đây chỉ là một trong số các hành động pháp lý nhằm vào Takata.

>>> Giá cổ phiếu của Takata sụt hơn 50%

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục