Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng nhẹ
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 29/11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2017 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước; tăng 2,38% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân 11 tháng năm 2017 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,61%.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 8 nhóm hàng tăng giá. Cụ thể, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 0,68%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,20%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,15%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%... Trong tháng, có 3 nhóm giảm giá là nhà ở và vật liệu xây dựng, bưu chính viễn thông và văn hóa, giải trí và du lịch.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số CPI tháng 11/2017 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu như: trong những ngày đầu tháng 11, mưa bão đã gây thiệt hại nặng nề về người và vật chất tại các tỉnh miền Trung làm cho chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm tại các tỉnh này có mức tăng cao hơn các tỉnh khác; trong đó, Phú Yên tăng 1,62%, Ninh Thuận tăng 1,51%, Khánh Hòa tăng 1,05%, Quảng Ngãi tăng 0,98%, Bình Định tăng 0,74%... Bên cạnh đó, giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng hai đợt vào ngày 4/11/2017 và ngày 20/11/2017 làm cho chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,68%, góp phần tăng CPI tháng 11 khoảng 0,07%. Ngoài ra, tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo các quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị và Bạc Liêu được quy định theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế làm cho giá dịch vụ y tế tăng 0,23%.Hai tỉnh Quảng Ninh và Bạc Liêu cũng thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/11/2015 của Chính phủ làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 0,04%.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI trong tháng 11, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI như: giá thịt lợn giảm 1,78%, do sau sự cố tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ tại lò mổ Xuyên Á vào tháng 10/2017.Tp. Hồ Chí Minh tăng cường siết chặt quản lý thịt lợn không có truy xuất nguồn gốc về các chợ đầu mối, nhu cầu tiêu thụ của người dân còn dè dặt, trong khi đó số lượng lợn đến kỳ xuất chuồng tồn nhiều. Ngoài ra, việc đàm phán mở rộng thị trường ra các nước khác còn nhiều khó khăn.
Cũng trong tháng 11, mưa trên nhiều vùng, thời tiết chuyển lạnh ở các tỉnh phía Bắc nên nhu cầu tiêu dùng điện giảm làm cho giá điện giảm 0,69%.Đồng thời, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,05% chủ yếu giảm ở mặt hàng sắt thép do giá phôi thép, thép phế liệu trên thế giới giảm nên giá sắt thép tại các nhà máy trong nước điều chỉnh giảm từ 300 - 700 đồng/kg tùy từng chủng loại. Bên cạnh đó vào mùa mưa nên nhu cầu xây dựng giảm. Nhu cầu du lịch giảm nên giá tua du lịch trong nước giảm 0,13%.
Trong tháng 11, giá vàng trong nước giảm theo giá vàng thế giới. Giá vàng tại thị trường trong nước bình quân tháng 11 giảm 0,3% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 3.639.000 đồng/chỉ vàng SJC. Đối với chỉ số đô la Mỹ, với cách điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 8 đồng tiền chủ chốt, cùng với dự trữ ngoại hối dồi dào đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp nên giá đồng đô la Mỹ trong nước khá ổn định, giá bình quân trên thị trường tự do tháng này quanh mức 22.680 VND/USD. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 11/2017 tăng 0,06% so với tháng trước, tăng 1,28% so với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản 11 tháng năm 2017 so cùng kỳ tăng 1,42%. Cũng theo Tổng cục Thống kê, bình quân 11 tháng năm 2017 so với cùng kỳ năm trước, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao. Đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục. Mức tăng lạm phát cơ bản từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay so cùng kỳ năm ngoái có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp từ 1,3-1,88%. Bình quân 11 tháng lạm phát cơ bản là 1,42% thấp hơn mức kế hoạch 1,6% - 1,8%, cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2017, Vụ Thống kê giá cho biết, CPI tháng 12 năm 2017 sẽ tăng nhẹ so với tháng 11, do một số yếu tố như giá lương thực, thực phẩm, giá dịch vụ y tế; giá vật liệu xây dựng; giá gas; giá xăng dầu sẽ tăng nhẹ./. Thúy Hiền- Từ khóa :
- cpi
- tổng cục thuống kê
- chỉ số giá tiêu dùng
- giá dịch vụ
Tin liên quan
-
Thị trường
Chỉ số giá tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh tháng 10 tăng 0,63%
11:30' - 30/10/2017
Ngày 30/10, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2017 của thành phố tăng 0,63% so với tháng 9/2017 và tăng 4,13% so với cùng kỳ năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2017 tăng cao
10:32' - 29/10/2017
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2017 tăng 0,41% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước; tăng 2,25% so với tháng 12 năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh tăng 0,9% tháng 9/2017
15:54' - 29/09/2017
Chiều 29/9, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2017 của thành phố tăng 0,9% so với tháng 8/2017 và tăng 4,12% so với cùng kỳ năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh tăng 0,5%
16:20' - 29/08/2017
Chiều 29/8, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2017 của thành phố tăng 0,5% so với tháng 7/2017 và tăng 3,63% so với cùng kỳ năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.