Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - Bài 1: Đích là năm 2018
Năm 2016-2018 là giai đoạn cuối để Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản hoàn thành việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa doanh nghiệp.
Đây là thời điểm nước rút thực hiện đề án nhưng cũng đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tín hiệu tích cực Theo Ban Đổi mới Quản lý doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn đã thuận lợi hơn do có kinh nghiệm từ những giai đoạn trước và những vướng mắc, khó khăn từ chính sách đã phần nào được tháo gỡ. Năm 2016, tín hiệu cổ phần hóa của khối doanh nghiệp nhà nước có vẻ tích cực hơn so với 2 năm trước, với khởi động ngay từ đầu năm bằng các hoạt động chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt và tiềm năng tăng trưởng cao.Dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp vẫn còn chậm so với yêu cầu. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015 nhưng kéo dài đến năm 2016 mới xong.
Tuy nhiên, phải đợi thêm một vài năm sau cổ phần hóa, khi nhà đầu tư tiếp tục đầu tư mới có thể đánh giá được hoạt động và chuyển biến của doanh nghiệp. Nhưng hiện tại có thể đánh giá qua quá trình bán cổ phần của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) là đơn vị có tỷ lệ tăng thêm cao nhất hiện nay khi bán đấu giá thành công 11.328.002 cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với giá đấu thành công cao hơn 4,71 lần giá khởi điểm, thu về 906,8 tỷ đồng.
Qua IPO lần này, Vissan đã trở thành hiện tượng trên sàn chứng khoán. Hay Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex (Cholimex Food) là một trong những doanh nghiệp “ăn nên làm ra” đã được cổ phần hóa và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Theo dự thảo phương án sản xuất, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2018, thành phố còn 60 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc diện sắp xếp; trong đó, có 15 tổng công ty, công ty mẹ; 31 công ty độc lập khác do UBND Tp.Hồ Chí Minh làm chủ sở hữu và 14 công ty con do các tổng công ty, công ty mẹ làm chủ sở hữu.Trong đó, thành phố đề xuất giữ lại 6 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Cụ thể là công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố (HFIC), Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết thành phố (thuộc Công ty Đầu tư tài chính TP.HCM), Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong TP.HCM, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ quan nước ngoài, Công ty TNHH Thảo cầm viên Sài Gòn.
Cũng theo kế hoạch, song song với việc cổ phần hóa, trong năm 2017, Tp.Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục sắp xếp tổ chức lại 14 doanh nghiệp; trong đó cho phá sản 6 doanh nghiệp, giải thể 4 doanh nghiệp, sáp nhập 2 doanh nghiệp và sắp xếp khác 2 doanh nghiệp.Ngoài ra, UBND Tp.Hồ Chí Minh cũng đang triển khai lập đề án, phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới hoạt động của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty Bò sữa Tp.Hồ Chí Minh và Công ty Cây trồng Thành phố.
Đặc biệt, Thành phố đang rà soát, đánh giá 362 đơn vị sự nghiệp để thực hiện việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong 362 đơn vị sự nghiệp trên, có 57 đơn vị sự nghiệp công lập loại 1 (tự chủ toàn bộ) và 305 đơn vị sự nghiệp không tự chủ toàn bộ. Hạn cuối là năm 2018 Như vậy ngoài các doanh nghiệp được giữ lại 100% vốn nhà nước, Thành phố còn 54 doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa. Theo đó, tiến độ thực hiện là giai đoạn 2016-2017 thực hiện 34 doanh nghiệp, giai đoạn 2017-2018 hoàn thành 20 doanh nghiệp còn lại.Nói là 54 doanh nghiệp nhưng thực chất là 42 doanh nghiệp vì các công ty con nằm trong công ty mẹ cũng cổ phần hóa cùng lúc với công ty mẹ.
Mặc thù theo kế hoạch của Chính phủ hoàn thành tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2016-2020 nhưng Thành ủy, UBND Tp.Hồ Chí Minh xác định đến 2018 phải xong công tác cổ phần hóa.Trong 9 tháng năm 2016, 20 doanh nghiệp của Thành phố đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa; trong đó 12 doanh nghiệp có công văn chọn đơn vị tư vấn cổ phần hóa, 4 doanh nghiệp đã có quyết định giao tài sản để thực hiện cổ phần hóa.
Theo ông Huỳnh Trung Lâm, Phó Trưởng ban Đổi mới Quản lý doanh nghiệp Tp.Hồ Chí Minh, quá trình các doanh nghiệp đang triển khai cổ phần hóa cũng tương đối thuận lợi, chỉ có một vài doanh nghiệp đang gặp trở ngại ở khâu xác định giá trị doanh nghiệp, cụ thể là do doanh nghiệp có tranh chấp hợp đồng liên doanh với nước ngoài, hay doanh nghiệp có các dự án địa ốc xung quanh các nhà tái định cư, những dự án mười mấy năm nay chưa giải quyết dứt điểm nên chưa thể tính giá trị để cổ phần hóa. Đối với các tổng công ty có quy mô, nhiều mặt bằng ở ngoài tỉnh nên theo quy định phải đi xin ý kiến các tỉnh về quy hoạch miếng đất, giá đất… mới có thể giao tài sản được. Nhưng với lộ trình, mục tiêu của thành phố đặt ra đến năm 2018 khả năng sẽ đạt được.
Dự kiến trong tháng 10/2016, Ban chỉ đạo cổ phần hóa của tất cả các doanh nghiệp còn lại sẽ thành lập xong và đẩy nhanh cổ phần hóa theo lộ trình.
Cũng theo ông Lâm, để tiến trình cổ phần hóa diễn ra thuận lợi, trước hết là phương pháp làm không phân ra từng năm mà cần thành lập ban chỉ đạo đồng loạt của 54 doanh nghiệp cổ phần hóa. Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp mới phát hiện ra được những khó khăn xử lý, việc nào khó khăn có thể kéo dài còn việc nào dễ thì làm luôn vì thời gian tối đa theo luật cho phép phải xong trong 18 tháng, nếu doanh nghiệp nào không xong cũng chỉ có 18 tháng để xây dựng lại.Thành phố cũng xác định đối với doanh nghiệp khó khăn nhất mới hoàn thành vào năm 2018, còn lại các doanh nghiệp khác sẽ hoàn thành sớm hơn. Về kỹ thuật, khi có kinh nghiệm rồi có thể làm song song các bước, trong khi đó, phần lớn các tổng công ty chỉ tập trung vào bước đầu của quy trình cổ phần hóa.
Ví dụ trong giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp, những gì thuộc giai đoạn xây dựng phương án cổ phần hóa có thể làm song song luôn chứ không phải đợi xong rồi mới làm tuần tự từng bước các đầu việc của công việc cổ phần hóa./.
(còn tiếp)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cổ phần hóa doanh nghiệp: Đảm bảo tối đa giá trị của Nhà nước
08:19' - 28/09/2016
Tính đến hết tháng 8/2016 cả nước đã cổ phần hóa hơn 500 doanh nghiệp (bằng trên 92% so với giai đoạn 2011 – 2015). Về mặt số lượng cơ bản đã đạt được mục tiêu.
-
Tài chính
Thu 4.490 tỷ đồng từ thoái vốn trong 6 tháng
13:07' - 02/07/2016
Bộ Tài chính cho biết, tính lũy kế 6 tháng qua, các đơn vị đã thoái vốn được 2.314 tỷ đồng, thu về 4.490 tỷ đồng.
-
Chuyển động DN
Cổ phần hóa - Cầu nối đến tương lai
21:27' - 02/04/2016
Theo các chuyên gia, cổ phần hóa/tư nhân hoá là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, tự do hoá và hội nhập của hầu hết quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ hạng của Việt Nam sẽ còn tiếp tục cải thiện
06:30' - 18/01/2016
Nhiều khả năng trong các bảng xếp hạng tới, thứ hạng của Việt Nam sẽ còn tiếp tục cải thiện. Các hoạt động đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng minh bạch, có sự giám sát lớn hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát
14:27'
Ngày 23/5, tại Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND tỉnh Bình Định đã thống nhất quyết nghị bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chuyển đổi trạng thái và cắt giảm tối đa thủ tục hành chính
13:47'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về phát triển kinh tế- xã hội, một số dự án luật, nghị quyết đang được cho ý kiến.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Cải cách thể chế mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
13:45'
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 4 tháng đầu năm, tình hình thế giới khó khăn, một số nền kinh tế lớn sức mua, sức bán sụt giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai các dự án thành phần Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
12:36'
Tỉnh Ninh Thuận đang dồn lực triển khai các dự án thành phần nhằm đảm bảo tiến độ cho hai dự án nhà máy điện hạt nhân, đặc biệt tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 9.500 tỷ đồng làm tuyến đường ven biển thành phố Phan Thiết
11:06'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường ven biển qua trung tâm thành phố Phan Thiết.