Thứ hạng của Việt Nam sẽ còn tiếp tục cải thiện
Báo cáo Giám sát tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho thấy, quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 đã đem lại những kết quả tích cực và tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam.
Biểu hiện ở ổn định kinh tế vĩ mô liên tục được giữ vững; chỉ số an toàn quốc gia được nâng cao, môi trường kinh doanh có sự cải thiện; xu hướng hồi phục tăng trưởng kinh tế đang ngày càng rõ nét.Bên cạnh đó hiệu quả đầu tư, năng suất lao động đã được cải thiện đáng kể. Môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư cũng được cải thiện mạnh mẽ nhờ thông qua các luật về doanh nghiệp, đầu tư và đã được các tổ chức xếp hạng thế giới ghi nhận có sự cải thiện.Nhiều khả năng trong các bảng xếp hạng tới, thứ hạng của Việt Nam sẽ còn tiếp tục cải thiện. Các hoạt động đầu tư công, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), của hệ thống ngân hàng đã trở nên minh bạch hơn và có sự giám sát lớn hơn.
Mặc dù, không đạt mục tiêu đề ra, nhưng chương trình cổ phần hóa DNNN đã thực sự được đẩy mạnh với 90% trong tổng số 514 DNNN đã được cổ phần hóa trong giai đoạn 2011-2015. Trong khi đó, chất lượng cổ phần hóa còn có nhiều vấn đề.
Ông Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban, Ban Kinh tế vĩ mô CIEM nhận định, mặc dù những thành công của quá trình tái cơ cấu là rất đáng khích lệ nhưng hệ thống phân bổ nguồn lực vẫn còn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của bàn tay Nhà nước, do đó, hiệu quả đạt được chưa như mong đợi.
Theo ông Nguyễn Tú Anh, tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở siết chặt kỷ luật đầu tư công chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí đầu tư. Kỷ luật kỷ cương đầu tư công còn lỏng lẻo.Đáng lưu ý, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, trong thời gian tới, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng lớn sẽ cải cách các lĩnh vực DNNN nhưng không hẳn đã như vậy.
Trong các hiệp định FTA chỉ nhấn mạnh đến bình đẳng giữa DNNN của Việt Nam với doanh nghiệp của các nước thành viên TPP, còn những bất bình đẳng hay "đặc quyền" của DNNN với doanh nghiệp tư nhân thì về cơ bản không có trong hiệp định…
“Bản chất của FTA là tự do kinh doanh hơn, thuận lợi kinh doanh hơn, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của nhà đầu tư, cạnh tranh bình đẳng hơn. Kinh tế thị trường ngày càng tự do hơn, trật tự và bao dung hơn. Vậy hội nhập trước hết là phải đổi mới tư duy, thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn theo hướng kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ”, ông Cung khẳng định.“So với các nước trong khu vực thì những cải cách của Việt Nam vẫn chưa đủ để tạo ra được môi trường kinh doanh thuận lợi thân thiện với thị trường. Các chỉ số về môi trường kinh doanh, quản trị Nhà nước của Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực”, ông Ray Mallon, Cố vấn cao cấp dự án hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV) nhận định.Hướng đến xây dựng Đề án tái cơ cấu 2016-2020, Viện trưởng CIEM cho rằng, yếu kém lớn nhất của DNNN hiện nay là cơ chế hoạt động nói chung và thể chế quản trị nói riêng còn nhiều điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Vì vậy đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của DNNN và tiến trình hình thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ ở Việt Nam.Để công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt hiệu quả cao, theo TS Nguyễn Đình Cung, Việt Nam cần tiếp tục giải quyết các vấn đề của tài sản và sở hữu tài sản. Bên cạnh đó, cần khắc phục ngay những điểm yếu trong quản lý nhà nước; khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản kém hiệu quả, lãng phí; cơ hội đầu tư phát triển bị kìm hãm; chưa tận dụng hết sức lao động…T.S Nguyễn Xuân Thành cũng cho rằng, tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 phải xác định trọng tâm là thay đổi tư duy và vai trò quản lý kinh tế của bộ máy Nhà nước. Bộ máy nhà nước phải cấu trúc lại chức năng vai trò của các bộ vì hiện nay các bộ thực hiện nhiều chức năng cùng một lúc, chủ sở hữu, giám sát thị trường, hoạch định chính sách nên những chức năng lại xung đột lợi ích với nhau.Bên cạnh đó, cải cách DNNN trong giai đoạn tới cần nghiêm ngặt áp dụng nguyên tắc ngân sách cứng đối với loại hình doanh nghiệp này. Tiến hành cổ phần hóa thực chất các DNNN với sự tham gia của các DN tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài chứ không chỉ là sự sở hữu chéo của các DNNN với nhau./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa đủ hành lang pháp lý
17:50' - 09/12/2015
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, chưa có hệ thống quy định cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ dưới hình thức Nghị định hoặc Luật để tạo hành lang pháp lý cho tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
-
Kinh tế Thế giới
APEC: Tái cơ cấu toàn diện để đảm bảo tăng trưởng
07:00' - 02/10/2015
Các nền kinh tế APEC cam kết sẽ tăng cường sức mạnh tài chính bằng việc xây dựng các thị trường tài chính sâu hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).