Cổ phần hóa: Sốt ruột nhưng cũng không thể bán rẻ doanh nghiệp
Theo phương án sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã được phê duyệt, giai đoạn 2011- 2015 dự kiến cổ phần hóa 527 doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 2011 – đến 12/11/2015 mới cổ phần hóa được 397 doanh nghiệp, đạt 75% kế hoạch.
Cổ phần hóa khó về đích
Riêng từ đầu năm đến 12/11/2015 có 159 doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa. Như vậy, vẫn còn 130 doanh nghiệp cần tiến hành cổ phần hóa trong tháng cuối năm này; trong đó có 29 doanh nghiệp đã công bố giá trị doanh nghiệp, 101 doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: “Dự kiến hết năm 2015, chúng ta sẽ thực hiện được 210 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp cổ phần hóa của cả giai đoạn sẽ lên 459 doanh nghiệp, đạt khoảng 90% kế hoạch của cả giai đoạn 2011 - 2015”. Số doanh nghiệp còn lại sẽ được chuyển sang giai đoạn 2016 – 2020.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng, một trong những nguyên nhân làm chậm tiến trình này là yếu tố con người mà cụ thể ở đây là lãnh đạo các doanh nghiệp có sự dè chừng, sợ mất vị trí và đặc biệt là có thể "lộ" ra những tồn tại gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong quá trình cổ phần hóa.
Chính vì vậy, theo ông Đặng Quyết Tiến, việc tổ chức, thực hiện cổ phần hóa vẫn còn sự "du di" không quyết liệt.
Mặt khác, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, một số cơ chế, chính sách để giải quyết những vướng mắc trong xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, trong thoái vốn nhà nước đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính, bán vốn nhà nước tại công ty cổ phần Nhà nước không cần nắm giữ… vẫn chưa được các bộ trình để ban hành kịp thời.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa giai đoạn hiện nay có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, tình hình tài chính phức tạp, việc xử lý công nợ, xử lý tài chính, phương án sử dụng đất trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; việc lựa chọn cổ đông chiến lược… cần có nhiều thời gian để chuẩn bị, xử lý.
Không thoái vốn bằng mọi giá
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, những biến động từ thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và quốc tế thời gian qua cũng khiến cho việc bán cổ phần, thoái vốn Nhà nước không hề dễ dàng; trong đó thống kê cho thấy, bình quân 10 tháng năm 2015 số cổ phiếu IPO bán được chỉ đạt 38% tổng số cổ phần chào bán.
Mặc dù vậy, Bộ Tài chính cho rằng, việc thực hiện cổ phần hóa, tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cần nhiều thời gian để chuẩn bị.
Vì vậy, tiến trình này cần thực hiện một cách thận trọng để thúc đẩy sự tham gia của hai khu vực kinh tế tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế đất nước.
Đồng tình với quan điểm này, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết, việc thoái vốn cũng phải phụ thuộc vào thị trường, những năm trước thoái vốn khó khăn là do thị trường chứng khoán cũng gặp khó khăn, không phải dễ mà người ta mua.
“Câu chuyện này cần thận trọng, cổ phần hóa chậm thì cũng sốt ruột lắm nhưng cũng đừng vì thế mà bán rẻ doanh nghiệp”, ông Hiển chia sẻ.
Theo chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân, dù kết quả cổ phần hóa chưa được như mong đợi nhưng cũng cho thấy đã đạt những bước tiến đáng kể trong tiến trình thực hiện.
Việc Chính phủ đã chỉ đạo SCIC thực hiện thoái vốn nhưng không có nghĩa thoái vốn bằng mọi giá mà ưu tiên thoái vốn các doanh nghiệp không phải giữ vị trí chủ lực trong nền kinh tế, hoặc liên quan tới dịch vụ công, hoặc an ninh quốc phòng, bảo đảm an sinh xã hội.
“Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trong thời gian vừa qua thì tiếp tục thoái vốn để xã hội hóa nhiều hơn, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới đây”, ông Ngân nói.
Ông Nguyễn Đức Độ, Viện phó Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính cũng nhận định, độ sâu của cổ phần hóa chưa như mong muốn, thoái vốn mới chỉ bán được từ 10 – 20% trong khi thị trường chờ đợi sâu hơn.
Tuy nhiên, ông Độ cho rằng cũng cần phải có thời gian, bởi kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều có bước tiến về doanh thu, năng lực quản trị…
Nhấn mạnh về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới, cụ thể là với 130 doanh nghiệp còn lại, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết cơ chế chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp hiện hành cần được tiếp tục hoàn chỉnh.
Nguyên nhân do đối tượng thực hiện cổ phần hóa giai đoạn tiếp theo là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ - con có quy mô vốn lớn, tình hình tài chính phức tạp đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cổ phần hóa cần phải sớm tháo gỡ.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu giải pháp thực hiện là tiếp tục theo dõi, rà soát và hoàn thiện cơ chế và chính sách liên quan tới cổ phần hóa. Rà soát, phân loại lại doanh nghiệp nào Nhà nước cần nắm giữ, doanh nghiệp nào không cần nắm giữ thì theo thị trường sẽ thoái dần dần.
Hoàn chỉnh gia tăng nhiệm vụ của Bộ, ngành cơ quan, Tổng công ty, địa phương và tăng cường kiểm tra giám sát cổ phần hóa thoái vốn, đảm bảo hiệu quả, đồng bộ trên thị trường tài chính.
Bên cạnh việc đưa ra các chính sách tháo gỡ kịp thời, theo Bộ Tài chính các bộ, ngành và doanh nghiệp cần thực hiện quyết liệt việc chỉ đạo sát sao tiến độ hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp còn lại theo kế hoạch đã đề ra trong năm 2015.
Các bộ, ngành và địa phương cũng cần công khai danh sách và tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra để kịp thời xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, các đơn vị phải đẩy mạnh hơn nữa việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành một cách chặt chẽ, có hiệu quả, có kế hoạch thoái vốn cụ thể cho từng tháng, từng khoản đầu tư ngoài ngành./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa đủ hành lang pháp lý
17:50' - 09/12/2015
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, chưa có hệ thống quy định cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ dưới hình thức Nghị định hoặc Luật để tạo hành lang pháp lý cho tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn chế sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn
15:32' - 02/12/2015
Các doanh nghiệp Nhà nước phải hạn chế việc sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước để bù đắp cho số giảm thu ngân sách Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Khó hoàn thành nhiệm vụ thoái vốn
10:57' - 17/11/2015
Vốn đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng tài chính, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư cần phải thoái tiếp đến cuối năm 2015 là hơn 16.000 tỷ đồng. Đây là một thách thức rất lớn cho hai tháng cuối năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06'
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04'
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà nghĩa tình: TTXVN tri ân người làm báo hy sinh vì Tổ quốc
13:09'
Ngày 26/7, TTXVN đã trao tặng nhà nghĩa tình cho thân nhân Nhà báo, Liệt sỹ Lê Viết Vượng; dâng hương tại Nhà lưu niệm Nhà báo, Liệt sỹ Trần Kim Xuyến và tặng quà cho học sinh tại tỉnh Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị
12:12'
Sáng 27/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ tỉnh Quảng Trị và Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Bến phà Long Đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
08:47'
Chứng khoán chốt phiên cao kỷ lục, Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa, VinFast hợp tác với loạt ngân hàng lớn hỗ trợ chuyển đổi sang xe điện... là một số sự kiện nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các dự án hạ tầng tại tỉnh Quảng Trị
18:55' - 26/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, chỉ đạo thúc đẩy triển khai các dự án hạ tầng tại tỉnh Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
“Luồng xanh” ưu tiên dự án sân bay quốc tế Gia Bình
18:37' - 26/07/2025
Với mục tiêu khởi công vào ngày 19/8/2025, dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình đang được tỉnh Bắc Ninh huy động tổng lực triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 hơn 6.120 tỷ đồng
12:42' - 26/07/2025
Tổng mức đầu tư của dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 hơn 6.120 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU
10:51' - 26/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ven biển khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU.