Khó hoàn thành nhiệm vụ thoái vốn
Một động thái gây sự chú ý lớn đến giới đầu tư trong và ngoài nước thời gian gần đây và được coi là cú “đột phá” của quá trình thoái vốn là việc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ thực hiện thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn, theo yêu cầu của Chính phủ.
Động thái này cho thấy, nhà nước sẵn sàng thoái vốn khỏi những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, quyết định trên không hẳn là quyết định tự thân của SCIC, mà đây là do áp lực khi có những nhận định trong thời gian qua chủ yếu thoái vốn ở những doanh nghiệp làm ăn một cách bình thường, thậm chí những doanh nghiệp thua lỗ hay chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, ông Ánh cũng thừa nhận, việc SCIC thoái vốn khỏi một số doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn có hiệu quả và đang có lợi nhuận lớn trong thời gian gần đây trong ngắn hạn sẽ cải thiện được thị trường tài chính.
“Còn về mặt trung và dài hạn sẽ giúp chúng ta xác lập một cách rõ ràng hơn về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế nói chung cũng như vai trò của một nhà đầu tư vào các doanh nghiệp, cũng như vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế”, ông Ánh nói.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng khẳng định việc thoái vốn tại các doanh nghiệp này là cần thiết và đã được quy định tại Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Theo đó, kể từ ngày 1/7/2015, Nhà nước chỉ đầu tư vốn vào lĩnh vực bảo đảm an ninh, quốc phòng; hạ tầng công ích; độc quyền của nhà nước liên quan đến nền kinh tế.
“Vốn nhà nước đầu tư ngoài những lĩnh vực này thì dứt khoát phải thoái nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư. Vinamilk, FPT, Nhựa Tiền Phong...… mặc dù đang là những doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, nhưng không nằm trong đối tượng nhà nước phải đầu tư vốn nên phải thoái.
Tất nhiên, thoái vốn phải có kế hoạch, có lộ trình bảo đảm hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế; trong đó có quyền lợi của ngân sách nhà nước”, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn giải thích.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, tất cả những lĩnh vực mà nhà nước không được đầu tư theo luật định đều phải thoái vốn, bất kể doanh nghiệp đó làm ăn có lãi hay không theo đúng nguyên tắc.
Nhà nước chỉ làm những gì mà thành phần kinh tế khác không được làm, chưa làm được hoặc không muốn làm. Ngay cả những lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước đang phải đầu tư mà tư nhân chưa muốn làm hoặc không làm được, đến khi tư nhân muốn làm, có thể đầu tư thì nhà nước sẽ thoái vốn.
Quyết tâm là vậy nhưng thực tiễn quá trình thoái vốn cho thấy còn rất nhiều khó khăn. Theo kế hoạch thực hiện năm 2014 – 2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải thực hiện thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực (chứng khoán, ngân hàng tài chính, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư) trên 25.000 tỷ đồng theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, số vốn cần phải thoái này từ nay đến cuối năm 2015 vẫn còn nhiều và là một thách thức lớn đối với các ngành có liên quan.
Đánh giá về tiến trình thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước thời gian qua, ông Trần Văn Hiền, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết về cơ bản, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước đã tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu theo tinh thần Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã tiến hành rà soát, phân loại, xác định danh mục ngành nghề, phạm vi kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan và xây dựng kế hoạch cổ phần hóa.
Tuy nhiên, theo ông Hiền, quá trình tái cơ cấu, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và thoái vốn đầu tư ngoài ngành (đặc biệt là thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm) trong thời gian qua còn chậm so với kế hoạch đề ra.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, tính đến thời điểm ngày 28/9 đã thoái vốn được hơn 8.688 tỷ đồng trên sổ sách và thu về 2.789 tỷ đồng.
Như vậy, số vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực này cần phải thoái tiếp đến cuối năm 2015 là hơn 16.000 tỷ đồng. Để hoàn thành con số này trong 2 tháng cuối năm là một thách thức rất lớn.
Nguyên nhân của việc chậm chễ được ông Trần Văn Hiền chỉ ra là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn của kinh tế trong nước thời gian qua đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính, thị trường chứng khoán làm cho nhu cầu sụt giảm.
Do đó kế hoạch bán cổ phần ra công chúng của các doanh nghiệp cổ phần hóa cũng như thoái vốn đầu tư ngoài ngành chưa đạt được kế hoạch đề ra, tỷ lệ bán thành công thấp, nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn còn số lượng vốn nhà nước lớn.
Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia các quy định về bảo toàn vốn nhà nước khiến các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lo ngại, chần chừ, sợ trách nhiệm đã ảnh hưởng không ít đến quá trình giảm vốn, thoái vốn của doanh nghiệp.
Để giải bài toán khó “thoái vốn”, ông Trần Văn Hiền cho biết, các cơ chế chính sách đã và đang được Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện.
Theo đó, cơ chế chính sách đã cơ bản được ban hành đồng bộ cho việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong tình hình mới, đồng thời thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh và điều kiện thị trường.
Bên cạnh việc đưa ra các chính sách tháo gỡ kịp thời, các bộ, ngành và doanh nghiệp cần thực hiện quyết liệt việc chỉ đạo sát sao tiến độ hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp còn lại theo kế hoạch đã đề ra trong năm 2015.
Ngoài ra, các đơn vị phải đẩy mạnh hơn nữa việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành một cách chặt chẽ, có hiệu quả, có kế hoạch thoái vốn cụ thể cho từng tháng, từng khoản đầu tư ngoài ngành./.
Thùy Dương/BNEWS/TTXVN
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thoái vốn không phải vì mục tiêu ngân sách nhà nước
15:54' - 27/10/2015
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thoái vốn không phải vì mục tiêu ngân sách mà nằm trong lộ trình thoái vốn khỏi những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ.
-
DN cần biết
Thoái vốn nhà nước sẽ không gây biến động trên thị trường
17:04' - 16/10/2015
Sau khi có tin SCIC sẽ thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp lớn, phóng viên BNEWS/TTXVN đã phỏng vấn ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Thoái vốn Nhà nước cần minh bạch đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư
18:50' - 15/10/2015
Một số doanh nghiệp trong số này cho rằng, Nhà nước cần bán đấu giá công khai, rộng rãi và minh bạch để đem về lợi ích cao nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng thêm số lượng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
07:51'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng thêm 5 Thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường không quá 10.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước
21:31' - 19/02/2025
Nghị quyết nêu rõ: Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Được giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
19:58' - 19/02/2025
Chiều 19/2, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Dự án Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
18:45' - 19/02/2025
Bộ Y tế đã nỗ lực chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng Đề án về cơ chế, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc của 2 dự án, trình Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Mục tiêu tăng trưởng trên 8%: Động lực từ kinh tế tư nhân
18:15' - 19/02/2025
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, với tỷ trọng đầu tư chiếm tới 55% trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh
18:05' - 19/02/2025
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW, trong đó có yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới
17:58' - 19/02/2025
Ngày 19/2, theo thông tin Trung tâm Thông tin, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hiện Việt Nam đang là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư hạ tầng Cửa khẩu quốc tế La Lay chưa đáp ứng nhu cầu
17:32' - 19/02/2025
Thời gian gần đây, việc nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến nhưng hạ tầng lại chưa thể đáp ứng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ký kết 2 văn kiện hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc)
17:11' - 19/02/2025
Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.