Có thể bạn chưa biết về Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
Mục tiêu nhiệm vụ
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Các nền kinh tế thành viên APEC cùng hướng tới mục tiêu chung xây dựng một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương năng động, hài hòa và tự cường, thông qua việc đi đầu tự do hóa và mở cửa thương mại và đầu tư, đẩy nhanh liên kết kinh tế khu vực, khuyến khích hợp tác kinh tế và kỹ thuật và thúc đẩy hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững. Các sáng kiến APEC nhằm đưa các mục tiêu chính sách và các thỏa thuận thành những kết quả và lợi ích cụ thể.
Lịch sử hình thành
Ý tưởng về APEC lần đầu tiên đề cập công khai trong diễn văn của Thủ tướng Australia Bob Hawke tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 31 tháng Giêng năm 1989. Mười tháng sau đó, 12 nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã nhóm họp tại Canberra, Australia để hình thành APEC. Các thành viên sáng lập gồm: Australia, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Hoa Kỳ.
Trung Quốc, Hồng Công – Trung Quốc và Đài Bắc – Trung Hoa tham gia APEC năm 1991. Năm 1993 có thêm Mexico và Papua New Guinea. Chile gia nhập APEC năm 1994. Đến năm 1998, Peru, Nga và Việt Nam đã tham gia, đưa tổng số thành viên của Diễn đàn lên 21.
Từ năm 1989 đến năm 1992, APEC tổ chức các cuộc đối thoại không chính thức ở cấp các quan chức cao cấp và cấp Bộ trưởng. Năm 1993, theo sáng kiến của Nguyên Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, APEC đã thống nhất tổ chức Hội nghị đầu tiên của các Nhà lãnh đạo kinh tế hàng năm nhằm xác lập các tầm nhìn và định hướng chiến lược cho hợp tác khu vực.
Thành viên
APEC ra đời với 12 nền kinh tế thành viên. Qua bốn lần mở rộng vào các năm 1991,1993, 1994 và 1998, APEC hiện gồm 21 nền kinh tế thành viên, đại diện 39% dân số thế giới, 57% GDP và 47% thương mại toàn cầu (2014).
Thành viên sáng lập tháng 11/1989:
- Austraylia
- Brunei
- Canada
- Indonesia
- Nhật Bản
- Hàn Quốc
- Malaysia
- New Zealand
- Philippines
- Singapore
- Thái Lan
- Hoa Kỳ
Thành viên gia nhập tháng 11/1991
- Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
- Hồng Công - Trung Quốc
- Đài Bắc - Trung Hoa
Thành viên gia nhập tháng 11/1993
- Mexico
- Papua New Guinea
Thành viên gia nhập tháng 11/1994
- Chile
Thành viên gia nhập tháng 11/1998
- Peru
- Nga
- Việt Nam
Cơ cấu tổ chức
>>>Ý nghĩa biểu trưng của Năm APEC Việt Nam 2017
>>>APEC 2017: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự Tuần lễ cấp cao APEC 2017
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ý nghĩa biểu trưng của Năm APEC Việt Nam 2017
15:15' - 31/10/2017
Biểu trưng của Năm APEC Việt Nam 2017 thể hiện sự gắn kết chặt chẽ của APEC với 21 tia mặt trời tượng trưng cho 21 nền kinh tế thành viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng đảm bảo cung cấp điện cho Tuần lễ cấp cao APEC
15:08' - 31/10/2017
Đến nay, Tổng công ty Điện lực miền Trung hoàn thành việc tổ chức kiểm tra, diễn tập lần cuối việc xử lý tình huống gây mất điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho Tuần lễ cấp cao APEC.
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2017: Truyền thông Thái Lan đánh giá cao vai trò nước chủ nhà Việt Nam
12:20' - 31/10/2017
Ngày 31/10, tờ Bangkok Post của Thái Lan đánh giá cao vai trò của Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Học sinh một số trường của Đà Nẵng được nghỉ các ngày cao điểm diễn ra APEC
14:27' - 30/10/2017
Học sinh, sinh viên tất cả các trường đóng trên địa bàn một số quận ở Đà Nẵng sẽ được nghỉ học từ ngày 10 - 11/11.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự Tuần lễ cấp cao APEC 2017
11:16' - 30/10/2017
Ngày 30/10, Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức phát động tháng cao điểm đảm bảo an ninh, trật tự Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.