Cuộc đổ bộ của bán lẻ ngoại: Thị trường Việt có lo lắng?
Sau xuất hiện của BigC và Metro Cash & Carry, thị trường bán lẻ Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều tên tuổi và thương hiệu của các tập đoàn và nhà bán lẻ nước ngoài như Lotte, E-mart của Hàn Quốc, Aeon của Nhật Bản, Berli Jucker (BJC) và Central Group của Thái Lan… và tới đây có thể là Walmart - chuỗi siêu thị lớn nhất của Mỹ.
Thực tế này tạo nên hiệu ứng tâm lý đa chiều từ dư luận xã hội, các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và giới truyền thông.
Nhiều người cho rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với việc thực hiện các cam kết về xóa bỏ hàng rào thuế quan, tháo lỏng các điều kiện hạn chế về hải quan… thị trường bán lẻ Việt Nam đã thực sự mở cửa.
Đây là cơ hội chờ đợi từ lâu, mà các nhà bán lẻ nước ngoài đang hướng đến một thị trường với hơn 90 triệu dân như Việt Nam.
Một thị trường không chỉ tiềm năng vì có sức tiêu thụ hàng hóa lớn mà còn có điểm yếu, chính là sự non trẻ và khả năng cạnh tranh thấp kém của hàng hóa nội địa, cũng như của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ thế nào trong những năm tới? Vị trí và chỗ đứng của các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam sẽ nằm ở đâu trên những giá, kệ tại các siêu thị hàng hóa trong nước?
Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước sẽ ra sao, khi chính người Việt sẽ không còn tin dùng và chọn lựa hàng hóa do người Việt sản xuất.
Bởi tới một lúc nào đó, các chương trình, các phong trào phát động như “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hay “Bình ổn giá”… cần phải thay đổi một cách thực chất hơn.
Tới đâu, các hội nghị, hội thảo, cuộc họp giữa các ngành chức năng đều thảo luận về những vấn đề nêu trên với không ít sự hoang mang, lo lắng.
Qua tiếp xúc và trao đổi với báo chí, bà Trầm Thị Mỹ Hòa, Tổng vụ quản lý hành chính, Công ty TNHH Trung tâm thương mại Lotte Vietnam chi nhánh Cần Thơ cho biết, doanh nghiệp luôn có chính sách khuyến khích, ưu tiên nhập bán các hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam, do các nhà sản xuất tại địa phương cung cấp.
Bởi lẽ, sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí như vận chuyển, bảo quản cấp đông…; thậm chí đơn giản hóa việc phải nhập khẩu các nguồn hàng từ nước ngoài, vốn còn nhiều vướng mắc về hải quan, các thủ tục kiểm dịch, soát xét xuất xứ….
Điều quan trọng nhất để lựa chọn hàng hóa địa phương và chọn đối tác là các nhà sản xuất, các nhà cung cấp hàng hóa địa phương cần đáp ứng những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về chất lượng theo quy định đã cam kết với doanh nghiệp; chào giá với mức cạnh tranh và đảm bảo cung cấp nguồn hàng ổn định, bà Hòa nhấn mạnh.
Thực tế khảo sát tại nhiều trung tâm thương mại, siêu thị bán lẻ thuộc hệ thống của Lotte cùng nhiều nhà bán lẻ nước ngoài khác như Metro, BigC… những mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau xanh, trái cây, bánh kẹo; nhóm hàng nhu yếu phẩm như đường, sữa, bột giặt… các nhóm hàng đồ gia vị; các mặt hàng văn phòng phẩm, thiết bị điện đơn giản và dụng cụ gia đình… đa số đều là hàng Việt Nam và của các nhà sản xuất Việt Nam.
Điều đó cho thấy, tại thời điểm này, hàng Việt Nam; chỗ đứng của các nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa Việt Nam chưa bị áp đảo trên thị trường bán lẻ.
Bình luận về nguy cơ xâm lấn của các nhà bán lẻ nước ngoài, ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Ở đó, mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp đều có quyền chia sẻ miếng bánh thị phần tùy vào khả năng cạnh tranh của bản thân và sự đón nhận của thị trường. Sự khác biệt giữa nhà bán lẻ trong nước và nhà bán lẻ nước ngoài là có chênh lệch.
Song khi gia nhập thị trường đồng nghĩa với việc phải chấp nhận cạnh tranh và cạnh tranh một cách sòng phẳng, lành mạnh.
Xét ở góc độ nào đó, cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ trong và ngoài nước cũng đem lại những yếu tố tích cực. Ví dụ: người tiêu dùng sẽ có quyền lựa chọn sản phẩm hàng hóa và những dịch vụ có chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn, đảm bảo các quy chuẩn sạch, an toàn, hợp vệ sinh theo những tiêu chí do các tổ chức quốc tế chứng nhận.
Các nhà doanh nghiệp và nhà sản xuất muốn đáp ứng được những yêu cầu này cần phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách thay đổi tư duy quản lý, quản trị; phải nâng cao trình độ và tay nghề cho người lao động; phải tăng cường đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất…
Làm sao đó để nâng chất cho những sản phẩm mà mình làm ra. Có được điều này, thì sản phẩm hàng hóa Việt Nam sẽ giữ vững được vị trí của mình trên thị trường bán lẻ trong nước; sẽ đủ tầm để vươn xa hơn ra thị trường ngoài nước, ông Nhung nhấn mạnh.
Một trong số những nhà bán lẻ trong nước hiếm hoi từng chia sẻ, nhiều khi mong muốn, nguyện vọng giữ thị trường cho hàng Việt, cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất Việt cũng khó, bởi trước nhiều vấn nạn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về đảm bảo an ninh, an toàn trong sản xuất và phòng chống cháy nổ, hay những nhược điểm hạn chế về hình thức, quy cách, sự đa tính năng của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam…./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Aeon – Biểu tượng của ngành bán lẻ Nhật Bản
06:08' - 21/03/2016
Aeon hiện là một trong những công ty kinh doanh bán lẻ lớn nhất với các chỉ số liên kết ấn tượng về quy mô và hiệu quả hoạt động tại Nhật Bản cũng như ở các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nắm rõ về chính sách pháp luật trong lĩnh vực bán lẻ
15:49' - 03/03/2016
Chính sách pháp luật nói chung và chính sách, pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, thiếu hơi thở cuộc sống.
-
Chuyển động DN
Quỹ đầu tư bất động sản rót vốn cho thị trường bán lẻ thuốc
16:11' - 05/01/2016
Ngày 5/1, tại Tp. Hồ Chí Minh, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Management Corporation (SAM) ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Mỹ Châu (hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu).
-
Kinh tế Việt Nam
Bán lẻ Việt Nam: Cần một ngành sản xuất lớn
06:42' - 18/12/2015
Để ngành bán lẻ Việt Nam phát triển, cần có một ngành sản xuất lớn. Khi đó, yếu tố liên kết rất quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Biến động tỷ giá hỗ trợ giá gạo châu Á
18:35' - 26/04/2025
Giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan tăng nhẹ trong tuần này nhờ biến động tỷ giá, song nhu cầu vẫn thấp.
-
Thị trường
Central Retail giảm giá 50% cho hơn 1.000 sản phẩm
15:44' - 26/04/2025
Dịp Lễ 30/4 năm nay, hệ thống siêu thị của Central Retail cũng tung ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn áp dụng giảm giá lên đến 50% đối với trên 1.000 sản phẩm.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ vẫn đứng vững trước áp lực kinh tế
14:47' - 25/04/2025
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động vẫn khá vững vàng bất chấp những bất ổn kinh tế do chính sách thương mại gây ra.
-
Thị trường
Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật
10:34' - 25/04/2025
Sự thiếu rõ ràng trong phân loại, ranh giới mờ giữa các nhóm sản phẩm sữa đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng để lách quy trình cấp phép, tự công bố sản phẩm nhằm tránh kiểm định chặt chẽ.
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.
-
Thị trường
Dự báo nhu cầu giàn khoan dầu khí ở trong nước tăng nhờ loạt dự án lớn triển khai
07:44' - 24/04/2025
Năm 2025, nhu cầu giàn khoan dầu khí tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng nhờ sự quyết liệt triển khai loạt dự án dầu khí lớn .
-
Thị trường
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện phát triển hệ sinh thái blockchain và AI tại Việt Nam
21:49' - 23/04/2025
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái công nghệ, bao gồm công nghệ chuỗi khối (blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI), Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á.
-
Thị trường
Thuế Mỹ "giáng đòn" vào ngành gạo Thái Lan
20:50' - 23/04/2025
Bà Daeng Donsingha, một nông dân Thái Lan, đã lo lắng cho gia đình chín người của mình khi giá gạo ở quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai này giảm trong năm nay, sau khi Ấn Độ nối lại xuất khẩu.
-
Thị trường
Indonesia từ chối đề nghị bán gạo cho Malaysia
18:23' - 23/04/2025
Indonesia đã từ chối lời đề nghị mua gạo từ Malaysia. Bộ trưởng Nông nghiệp giải thích rằng Indonesia chưa thể xuất khẩu gạo thời điểm này vì vẫn đang trong giai đoạn đảm bảo dự trữ trong nước.