Diễn biến mới phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm
Ngày 1/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm được tiếp tục với phần thẩm vấn nhóm bị cáo nguyên là lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank) gồm: Hà Văn Thắm, Trần Văn Hoàn, Nguyễn Xuân Sơn…
Mở đầu việc xét hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank), bị cáo Sơn cho rằng: Không hiểu sao bị cáo lại bị Viện kiểm sát truy tố về hai tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Sơn nghĩ việc bị cáo bị bắt tạm giam là do có thỏa thuận bàn bạc với bị cáo Thắm về việc chi lãi ngoài gây tổn thất đến Ocean bank.
Trước đó, theo lời khai của bị cáo Hà Văn Thắm, Thắm có bàn bạc với Sơn về việc chi lãi ngoài để chăm sóc khách hàng và giao cho Sơn toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, Sơn một mực khẳng định không bao giờ đồng ý chi lãi ngoài. Sơn khai: Khi bàn với Thắm về việc phát triển ngân hàng thấy các ngân hàng khác đều chi lãi ngoài để huy động vốn. Sơn đã khẳng định với Thắm sẽ không thực hiện việc chi lãi ngoài để huy động vốn.
Trước câu hỏi của Hội đồng xét xử: Mặc dù biết việc chi lãi ngoài là sai, vậy bị cáo Sơn có đấu tranh với hành vi không đúng đó không? Sơn tiếp tục khăng khăng khẳng định không đồng ý thực hiện chi lãi ngoài.
Hội đồng xét xử tiếp tục hỏi: Nếu bị cáo không đồng ý, tự Hà Văn Thắm có làm được không? Sơn khai: Nếu theo tư cách cá nhân thì được, còn với tư cách ngân hàng phải có sự đồng ý của Hội đồng quản trị. Nhưng bị cáo Sơn vẫn tiếp tục khẳng định không bao giờ thực hiện chi lãi ngoài và cho rằng từ năm 2011-2014 mới có việc chi lãi ngoài. Bị cáo đã rời ngân hàng từ năm 2010. Trước lập luận đó của bị cáo Sơn, Hội đồng xét xử cho biết: Việc chi lãi ngoài đã có từ năm 2009.
Nhằm làm rõ về hành vi của bị cáo Sơn trong việc chi lãi ngoài để huy động vốn, Hội đồng xét xử đã yêu cầu bị cáo Thắm cùng đối chất về chủ trương chi lãi ngoài có bàn bạc với bị cáo Sơn không? Bị cáo Thắm khẳng định có bàn bạc với Sơn, sau đó chỉ đạo xuống cấp dưới thực hiện.
Cáo trạng đã cáo buộc bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, trong thời gian được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cử sang Oceanbank tham gia Hội đồng quản trị và giữ chức vụ Tổng Giám đốc, đồng thời là người đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank; lợi dụng sự phụ thuộc của Oceanbank về lượng tiền gửi rất lớn của PVN, vì mục đích và động cơ cá nhân, Sơn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để bàn bạc và thống nhất với Hà Văn Thắm đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức “thu phí” của khách hàng thông qua Công ty BSC trái quy định của Ngân hàng Nhà nước để trả lãi suất ngoài hợp đồng trên số tiền gửi của PVN tại Oceanbank.
Chủ trương này của Sơn và Thắm đã gây thiệt hại cho Oceanbank và khách hàng gần 69 tỷ đồng.
Về nội dung này, Hội đồng xét xử cho biết: Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đều chứng minh việc Công ty BSC đã chuyển cho bị cáo Sơn gần 69 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bị cáo Sơn đã phủ nhận việc nhận tiền dịch vụ gần 69 tỷ đồng thông qua lợi tức từ kinh phí dịch vụ của BSC và khai chỉ bàn bạc với Thắm về việc chi khoản tiền tiếp đoàn khách nước ngoài sang thăm Việt Nam.
Sơn nói thêm: Bị cáo chưa bao giờ nhận tiền từ Công ty BSC, mà chỉ nhận tiền từ bị cáo Thắm. Tổng cộng có 4 lần bị cáo Sơn nhận tiền từ Thắm, trong đó có 3 lần nhận tổng cộng 2,6 tỷ đồng. Một lần còn lại, Sơn nhận từ Thắm 1,9 tỷ đồng là khoản chi không có chứng từ.
Đó là khoản chi để đưa phong bì cho đoàn công tác cấp cao của nước ngoài sang thăm nhằm phát triển ngân hàng.
Trước lời khai này của bị cáo Sơn, Hội đồng xét xử đã mời một số người tham gia đối chất. Bà Hoàng Thị Hồng Tứ (người từng được Hà Văn Thắm nhờ đứng tên tại Công ty BSC) cho biết đã 3 lần chuyển cho Sơn với tổng cộng số tiền hơn 6 tỷ đồng.
Nguyễn Việt Dũng (từng là thư ký của Nguyễn Xuân Sơn) khai: Ngày 21/12/2009, Sơn yêu cầu ông Thắm chuyển 102.000 USD. Sau đó, Thắm chuyển hơn 6 tỷ đồng vào tài khoản của Dũng. Sơn có yêu cầu Dũng chuyển một số tiền cho một số cán bộ còn lại chuyển cho Sơn. Tuy nhiên, Sơn không thừa nhận đã nhận số tiền này.
Bị cáo Nguyễn Xuân Thắng (nguyên Phó Giám đốc Khối Khách hàng lớn và đối tác chiến lược của Oceanbank) trình bày: Trong 4 năm đã nhiều lần chuyển tiền cho bị cáo Sơn với khoảng 100 tỷ đồng. Nguồn tiền là từ Thắm đưa chỉ đạo chuyển cho Sơn.
Tuy không được Thắm và Sơn nói là tiền gì nhưng bị cáo Thắng nhận thức được đây là tiền lãi ngoài.
Với lời khai của nhiều người như vậy, Hội đồng xét xử hỏi Sơn: Tại sao ở những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, rất nhiều người đều khai chuyển tiền cho bị cáo Sơn? Tuy nhiên, Sơn vẫn phủ nhận không nhận các số tiền trên và cho rằng những người này khai đều là sau khi xem các chứng từ mà cơ quan điều tra cho họ xem…
Ngày 2/3, phiên tòa được tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Diễn biến mới trong phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm
11:51' - 27/02/2017
Sáng nay 27/2, phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương – Oceanbank cùng 47 bị cáo chính thức được khai mạc.
-
Kinh tế và pháp luật
Gần 50 luật sư tham gia phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm
20:11' - 26/02/2017
Gần 50 luật sư sẽ tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương cũng như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
-
Kinh tế và pháp luật
Đã có lịch xét xử sơ thẩm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank Hà Văn Thắm
14:11' - 10/02/2017
Ngày 27/2 sẽ diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm (sinh năm 1972, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Dương – Oceanbank) cùng 47 bị cáo khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài 1: Khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn
09:57'
Trong tiến trình chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập Lâm Đồng – Bình Thuận - Đắk Nông
09:20'
Ngày 24/5, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, để phục vụ cho việc sáp nhập, Tỉnh ủy các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo hợp thực hiện nhất 3 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.