Doanh nghiệp Việt thích ứng thị trường Hàn Quốc
Để đảm bảo tính an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu, từ ngày 1/1/2019 Hàn Quốc sẽ áp dụng Hệ thống quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp mới (PLS) cho tất cả các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào nước này.
Đây là thông tin được Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đưa ra tại Hội thảo phổ biến quy định mới của Hàn Quốc đối với hàng nông sản nhập khẩu do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21/6.
*Hàn Quốc nâng cấp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Ông Kwon Chan-hyeok, đại diện Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc thông tin, số lượng nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc ngày càng nhiều, chủng loại cũng vô cùng đa dạng.
Vì vậy để đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng, Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống PLS đối với các loại hạt, quả hạch và trái cây nhiệt đới từ cuối năm 2016; từ ngày 1/1/2019 sẽ áp dụng PLS cho tất cả các loại nông sản nhập khẩu vào Hàn Quốc (ngoại trừ 110 loại nông sản được quản lý theo tiêu chuẩn thảo dược).
Theo ông Kwon Chan-hyeok, người tiêu dùng Hàn Quốc đặt tính an toàn của nông sản, thực phẩm lên hàng đầu, sau đó mới tới chất lượng, mùi vị, hình thức bên ngoài, giá cả và giá trị dinh dưỡng.
Việc thiết lập và áp dụng hệ thống PLS của Hàn Quốc nhằm ngăn ngừa các nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe do hấp thụ dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân.
Mặt khác hệ thống PLS cũng định hướng để người sản xuất nông sản sử dụng các biện pháp phù hợp trong việc kiểm soát dịch bệnh.
Đại diện Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc nhấn mạnh, hệ thống PLS không thay đổi tiêu chuẩn dư lượng đối với thuốc trừ sâu đã được cấp phép.
Còn đối với các loại thuốc trừ sâu chưa thiết lập tiêu chuẩn dư lượng cho phép (thuốc trừ sâu chưa được cấp phép tại Hàn Quốc hoặc các loại thuốc trừ sâu mà Hàn Quốc chưa có thông tin) sẽ được áp dụng theo tiêu chuẩn đồng nhất là dưới 0,01mg/kg (mức không phát hiện hàm lượng thuốc trừ sâu).
Đây được xem là một trong những thách thức đối với nhiều nhà xuất khẩu nông sản nước ngoài; trong đó có Việt Nam.
Cơ quan quản lý Hàn Quốc cũng khẳng định, các tiêu chuẩn trong hệ thống PLS không chỉ áp dụng với nông sản nhập khẩu mà là yêu cầu chung cho cả nông sản sản xuất trong nước.
Song song với việc áp dụng PLS, Hàn Quốc cũng thắt chặt quản lý kiểm tra thực phẩm trong nước như mở thêm văn phòng kiểm tra tại các chợ bán buôn công cộng, kiểm tra trên 90% tổng lượng hàng nông sản được lưu thông, tăng cường quản lý an toàn hàng nông sản tươi được lưu thông qua giao dịch trực tuyến...
*Doanh nghiệp Việt phải nhanh chóng thích ứng
Ông Lê An Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam hiện nay.
Nếu như năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào Hàn Quốc mới đạt khoảng 700 triệu USD thì đến năm 2017 con số này đã đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 3,4% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này của Hàn Quốc.
Điều này cho thấy, dư địa xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc là rất lớn. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có nhiều tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật khắt khe đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm.
Do đó, để khai thác hiệu quả nhu cầu thị trường và những ưu đãi mà Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – Hàn Quốc mang lại trong xuất khẩu nông sản, người sản xuất và doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng thích ứng với các tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu.
Theo ông Lê An Hải, việc áp dụng PLS của Hàn Quốc một mặt là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nông sản Việt Nam nâng cao chất lượng, thương hiệu để tiếp cận các thị trường có tiêu chuẩn cao hơn.
Do đó, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin về các tiêu chuẩn, chính sách đối với hàng nhập khẩu của đối tác để điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu thực tế.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách khoa học và hiệu quả, đảm bảo sự an toàn, phát triển bền vững.
Các doanh nghiệp đã xuất khẩu nông sản vào Hàn Quốc chia sẻ, nông sản Việt Nam có lợi thế về chủng loại đa dạng, năng suất cao nhưng vẫn còn tình trạng bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, để nâng cao giá trị xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Hàn Quốc, phải kiểm soát tốt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quy trình sản xuất nông sản từ người trồng cho đến thương lái thu mua và doanh nghiệp xuất khẩu.
Muốn vậy, chỉ mình doanh nghiệp xuất khẩu không thể làm được mà cần sự hợp sức của cả nhà nông, các doanh nghiệp thu mua, sơ chế... Thêm vào đó, Nhà nước cũng cần có giải pháp để kiểm soát hiệu quả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Chuyên gia của Hàn Quốc khuyến nghị, để tránh tính trạng bị trả hàng/tiêu hủy hàng do không đảm bảo tiêu chuẩn theo hệ thống PLS, người sản xuất nông sản phục vụ xuất khẩu vào Hàn Quốc nên kiểm tra thông tin về tiêu chuẩn dư lượng cho phép đối với loại thuốc bảo vệ thực vật trước khi sử dụng (địa chỉ website tra cứu thông tin: www.foodsafetykorea.kr/foodcode).
Nếu thuốc trong danh mục cho phép cần lưu ý thời gian cách ly trước khi thu hoạch, đối với thuốc chưa được cấp phép tuyệt đối không sử dụng.
Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng loại thuốc chưa có trong danh mục cho phép của Hàn Quốc, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn cho phép dư lượng thuốc trừ sâu với thực phẩm nhập khẩu thông qua công ty thuốc bảo vệ thực vật của Hàn Quốc hoặc đăng ký trực tiếp với Cơ quan an toàn thực phẩm và dược phẩm của Hàn Quốc (inkukioo@korea.kr) nhằm đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản: "Lực đẩy" khơi thông thị trường
18:01' - 16/06/2018
Việc liên kết với doanh nghiệp, đơn vị tiêu thụ với đơn vị sản xuất, đặc biệt là những hợp tác xã, làng nghề còn giúp hạn chế tình trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản theo kiểu chạy theo thị trường...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào cho phát triển thương mại nông sản Việt?
15:06' - 05/06/2018
Nông lâm thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu được trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, có những thị trường rất khó tính về tiêu chuẩn, quy chuẩn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản: Cầu nối vươn tới "chợ" toàn cầu
15:54' - 03/06/2018
Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn phổ biến tình trạng nơi thừa thì vẫn thừa, nơi thiếu thì vẫn thiếu và hầu hết là thừa của những nông dân sản xuất không có sự kết nối.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24'
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.