Du lịch Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính
Tài nguyên du lịch Thủ đô lớn hơn, tuyến điểm du lịch nhiều, nguồn lực tham gia vào du lịch mạnh mẽ hơn – đó là những lợi thế dễ dàng nhìn thấy khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. 10 năm qua đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành kinh tế xanh này và du lịch Hà Nội càng thêm điều kiện để khẳng định là điểm đến hấp dẫn của khu vực và quốc tế.
Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô tăng gần 4 lần Sau khi mở rộng về địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều điểm du lịch phục vụ cho thị trường nội địa và quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành du lịch Thủ đô phát triển thêm những loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch làng nghề, làng cổ…; bên cạnh những loại hình du lịch vốn là thế mạnh của Hà Nội như: Du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch phố nghề - làng nghề, du lịch tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo mang tầm khu vực, quốc tế. Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist khẳng định: Tài nguyên du lịch của Hà Nội nhiều hơn thì chất lượng và giá trị sẽ tăng thêm. Thực tế vùng văn hóa xứ Đoài cũng là nơi đậm đặc các di tích văn hóa, lịch sử cùng bản sắc sinh hoạt đặc trưng của cư dân.Hơn nữa, tuyến điểm du lịch phụ thuộc vào độ mở của không gian nên sản phẩm du lịch sẽ đa dạng hơn. Ngoài số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch tăng lên khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì có thêm nhiều cộng đồng dân cư cùng tham gia làm du lịch.
Hơn 10 năm qua, Hà Nội không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch. Ngành du lịch chú trọng nâng cấp sản phẩm du lịch tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long gắn với khu Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám; thực hiện kết nối chuỗi địa điểm trên với các di tích Thăng Long tứ trấn, khu vực hồ Tây, đặc biệt là khu vực phố cổ, phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Các loại hình du lịch nghệ thuật như múa rối nước Đào Thục cũng gắn với di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh; khu vực đền thờ Hai Bà Trưng gắn với làng trồng hoa xã Tiền Phong, huyện Mê Linh; hệ thống di tích lịch sử đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền thờ Bác Hồ, huyện Ba Vì gắn với khu di tích K9 - Đá Chông. Thành phố cũng phát triển các điểm đến du lịch làng nghề như: Làng dệt lụa Vạn Phúc, làng gốm sứ Bát Tràng, làng nón Chuông... Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô năm 2008, trên địa bàn thành phố có tổng số 776 cơ sở lưu trú với 16.851 buồng phòng, trong đó có 204 cơ sở lưu trú được xếp hạng (35 khách sạn khối 3-5 sao).Sau 10 năm, số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tăng gần 5 lần, đạt 3.546 cơ sở; số lượng buồng phòng tăng hơn 3,5 lần, đạt 60.458 buồng phòng; trong đó 599 cơ sở lưu trú đã xếp hạng (68 khách sạn từ 3-5 sao).
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư khách sạn 5 sao có quy mô, thương hiệu đẳng cấp chất lượng cao như: JW Marriott, Lotte Hà Nội, Grand Plaza Hanoi, InterContinental Hanoi Westlake...
Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều khách đến từ các thị trường có khả năng chi trả cao như Tây Âu, Australia, Bắc Mỹ, Đông Âu, Đông Bắc Á và nhiều thị trường khác. Từ chỗ đón 1,3 triệu lượng khách du lịch quốc tế năm 2008, đến năm 2017 Hà Nội đón tới 4,95 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng xấp xỉ gấp 4 lần so với năm 2008.Thị phần khách quốc tế của Hà Nội ngày càng lớn, giai đoạn 2000-2010 chỉ chiếm khoảng 30% cả nước, năm 2017 đã chiếm tỷ trọng gần 40% so với cả nước. Tương tự như vậy, nếu năm 2008 Hà Nội đón gần 7,67 triệu lượt khách nội địa thì đến năm 2017 đón được 18,88 triệu lượt khách nội địa, tăng gần 2,5 lần so với năm 2008.
Theo kết quả điều tra sơ bộ của Tổng Cục Thống kê Hà Nội và Sở Du lịch Hà Nội, năm 2017 ngành du lịch đã đóng góp 8,07% vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố.
Tiếp tục xây dựng hình ảnh Hà Nội Không chỉ là trung tâm du lịch cả cả nước, du lịch Hà Nội đang dần khẳng định là điểm đến mang đẳng cấp của khu vực và quốc tế. Khảo sát của nhiều trang mạng du lịch quốc tế thông qua đánh giá của khách du lịch đã cho thấy điều đó.Nhiều du khách không chỉ đến một lần duy nhất mà còn bày tỏ mong muốn được quay trở lại hoặc giới thiệu bạn bè, người thân đến Hà Nội tham quan. Thủ đô Hà Nội không chỉ thuyết phục họ bằng cảnh quan tự nhiên, chiều sâu và bề rộng giá trị văn hóa lịch sử mà còn là điểm đến thân thiện và an toàn.
Mục tiêu của du lịch Hà Nội không chỉ đón 4,95 triệu lượt khách quốc tế và 18,88 triệu lượt khách nội địa mà sẽ là những con số cao hơn nhiều lần trong các năm tới. Ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, Hà Nội hướng đến phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô. Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. Trước mắt, Hà Nội thúc đẩy đầu tư, thu hút đầu tư các dự án phát triển sản phẩm du lịch cao cấp như: Hình thành từ 3 - 5 công viên đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có công viên văn hóa du lịch vui chơi giải trí Kim Quy, trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia, khu trưng bày Bảo tàng Hà Nội, một số tổ hợp vui chơi giải trí đa năng, trường đua ngựa, đầu tư xây dựng các khách sạn 5 sao... Sở Du lịch Hà Nội phối hợp các cơ quan liên quan lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư phát triển trong lĩnh vực du lịch như các dự án tổ hợp cơ sở lưu trú khách sạn cao cấp thương hiệu quốc tế, đầu tư xây dựng điểm dừng chân, vườn hoa, tiểu cảnh, không gian nghệ thuật, điểm du lịch, điểm trung chuyển khách..., báo cáo thành phố triển khai kêu gọi đầu tư theo quy định. Để đưa hình ảnh Hà Nội đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế, ngành du lịch Hà Nội tiếp tục thực hiện tuyên tuyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch, trọng tâm triển khai hợp tác truyền thông quảng bá thành phố Hà Nội trên kênh truyền hình quốc tế CNN.Trong thời đại công nghệ số, cùng với nhiều địa phương trong cả nước, Hà Nội triển khai xây dựng đề án hệ thống du lịch thông minh. Đây cũng là một trong nhiệm vụ cấu thành thành phố thông minh mà Hà Nội đang triển khai.
Ngành du lịch từng bước hình thành các thành phần cơ bản gồm cơ sở dữ liệu dùng chung ngành du lịch, cổng thông tin điện tử Sở Du lịch Hà Nội, bản đồ số về du lịch Hà Nội theo hệ thống thông tin địa lý (GIS)... đảm bảo tính tiện ích, hấp dẫn, liên kết thông tin và khả năng tương tác cao, hiệu quả.
Ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội khẳng định, Sở phối hợp chặt chẽ các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế trên địa bàn và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài; các cơ quan truyền thông, các hãng hàng không, các hãng lữ hành lớn trong nước và quốc tế để kết nối, quảng bá, hợp tác, phát triển thị trường du lịch, kết nối tour, tuyến với các doanh nghiệp, tổ chức tại thị trường quốc tế và ngược lại. Mục đích cuối cùng để thu hút nhiều hơn khách du lịch trong và ngoài nước đến với Hà Nội, lựa chọn Hà Nội trong những hành trình khám phá, tham quan của mình. Sau 10 năm nhìn lại, dù còn không ít bất cập nhưng diện mạo du lịch Hà Nội đã có những thay đổi cơ bản, tạo sức bật ấn tượng. Bên cạnh xu thế phát triển chung của ngành du lịch thì một yếu tố không thể phủ nhận đã tác động đến sự chuyển biến, đó là nguồn lực đem lại từ khu vực mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô./.>>> Ngành du lịch tôn vinh các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh du lịch
- Từ khóa :
- du lịch hà nội
- du lịch việt nam
- hà nội
- phố cổ hà nội
- hồ tây
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên phát triển thương mại-du lịch
22:25' - 24/07/2018
Hội chợ Công Thương khu vực miền Trung - Tây Nguyên - Nhịp cầu xuyên Á - Quảng Trị 2018 đã chính thức khai mạc.
-
Kinh tế Thế giới
Khách du lịch nước ngoài tới Hàn Quốc tăng 6,9% trong nửa đầu năm nay
16:49' - 23/07/2018
Tổng cộng 7,22 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đã tới thăm Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Du lịch đường thủy Tp Hồ Chí Minh - Bài 2: Đưa tuyến buýt sông thành kênh quảng bá du lịch
13:37' - 21/07/2018
Thời gian qua, có ý kiến cho rằng tuyết buýt sông vẫn chưa định hình rõ vai trò là một sản phẩm du lịch đường thủy hay là phương thức vận tải hành khách công cộng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
12:36'
Sáng 3/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Hoa Kỳ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
12:34'
Thời gian gần đây, sân Mỹ Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần mặt cỏ và cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam
11:32'
Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam để trình tại Kỳ họp lần thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
10:18'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.