Du lịch đường thủy Tp Hồ Chí Minh - Bài 2: Đưa tuyến buýt sông thành kênh quảng bá du lịch
Do vậy, việc đánh giá hoạt động và định vị rõ vai trò của buýt sông là hết sức cần thiết nhằm một chiến lược cụ thể trong tổng thể chiến lược phát triển du lịch đường thủy.
* Từ câu chuyện thực tế
Vào tháng 11/2017, tuyến buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng – Linh Đông) với tổng chiều dài gần 11 km, có 9 trạm lên xuống đón trả khách nằm ở các quận 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức… đã được đưa vào hoạt động với 3 tàu chở khách.
Ngay thời điểm đó, tuyến buýt sông được một chuyên gia về lĩnh vực giao thông, du lịch và người dân đánh giá hoạt động này không chỉ là giải “phương thức vận tải mới” giúp giảm tải cho giao thông đường bộ, nâng cao năng lực vận tải hành khách mà còn là một “sản phẩm du lịch mới” của Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc xem là một “sản phẩm du lịch mới” là có cơ sở khi tuyến buýt sông được trang bị phương tiện mới, hiện đại, tiện nghi, an toàn, rút ngắn thời gian di chuyển…
Theo các chuyên gia ngành du lịch, đây được xem như là cách trang bị phương tiện mới nhằm khai thác tài nguyên vốn cũ để tạo ra sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn đối với du khách.
Tuy nhiên, sau thời gian đưa vào hoạt động tuyến buýt đường sông này, thực tế cho thấy nếu mục đích chính của buýt sông Sài Gòn là vận tải thì vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ, còn nếu mục đích là du lịch đường thủy cũng không đạt được sứ mệnh.
Thạc sĩ Trần Thị Bích Thủy, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trừ bến chính là bến Bạch Đằng (Quận 1) được đầu tư bài bản, khang trang, lịch sự, tiện nghi, những trạm dừng còn lại đều có hạ tầng chưa tốt và đặc biệt là thiếu tính kết nối để làm tròn các vai trò nói trên.
“Hầu như khách đi đều chỉ với mục đích trải nghiệm một lần cho biết, còn nếu phục vụ cho việc dân sinh thì còn rất bất tiện, tốn nhiều thời gian. Vì sau khi mua vé đi tàu buýt sông phải đợi gần 2 giờ mới có thể lên tàu và trạm dừng khá xa những dịch vụ cần thiết”, Thạc sĩ Trần Thị Bích Thủy nhìn nhận.
Quả thật, trong chuyến đi thực tế trải nghiệm tuyến buýt sông vào giữa tháng 7 vừa qua, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã ghi nhận được nhiều ý kiến của nhiều hành khách.
Du khách Nguyễn Văn Vương, 38 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, nhìn nhận ngoài một số hình ảnh tòa nhà cao tầng của thành phố, hầu hết cảnh quan đôi bờ dòng sông Sài Gòn đa phần còn nhếch nhác, không hấp dẫn, không tạo điểm nhấn cho người dân, du khách và tại hệ thống trạm bến không thuận lợi cho việc kết nối giao thông thủy – bộ.
Còn bà Trần Thu Diệu, 45 tuổi, ngụ ở Quận 10, đặt vấn đề là tại sao các nhà làm du lịch trên bộ lẫn đường thủy không kết hợp với nhau để làm một tour phục vụ du khách.
Chẳng hạn như khu du lịch Bình Quới Thanh Đa (quận Bình Thạnh) phối hợp với buýt sông để đưa đón khách vào khu du lịch tham quan với nhiều chương trình đặc sắc.
“Tôi chọn đi buýt sông là vì muốn trải nghiệm, khám phá sông nước Sài Gòn vì tôi biết Làng du lịch Bình Quới của đơn vị Saigontourist cũng đã khai thác du lịch đường sông từ năm 2017. Từ buýt sông sẽ có trải nghiệm riêng, sau đó du khách được đưa đón vào Làng du lịch Bình Quới như là một trạm dừng chân để nghỉ ngơi, tham gia các chương trình ẩm thực đặc sắc và tiếp tục khám phá tour du lịch đường sông khác nữa thì có phải hay hơn không?”, bà Trần Thu Diệu góp ý.
* Định vị để phát triển
Hầu hết những hành khách trên chuyến buýt sông được hỏi đều có chung một câu trả lời là đi để trải nghiệm, tìm hiểu về con sông Sài Gòn, những biến đổi cảnh quan theo chiều dài kịch sử hơn 300 năm của Gia Định – Sài Gòn ra sao.
Với những chia sẻ của những hành khách nói trên đã cho thấy cần phải định vị cho đúng vai trò của buýt sông và những cái thiếu cần phải đầu tư để tuyến buýt sông này phát huy hiệu quả đa mục tiêu.
Về mục tiêu ban đầu, tuyến buýt sông ra đời là nhằm tạo ra phương thức vận tải hành khách mới, “chia lửa” cho vận tải đường bộ ngày càng quá tải và đây cần được xem là mục tiêu chính của loại hình vận tải này.
Tuy nhiên, từ thực tế nêu trên, những vấn đề kết nối các phương tiện, thời gian vận chuyển hành khách cần được nhà nước và doanh nghiệp khai thác tuyến buýt sông tiếp tục nghiên cứu để làm sao tăng tính tiện lợi, đáp ứng nhu cầu người dân để lựa chọn phương thức vận tải này thay thế cho đường bộ.
Còn ở góc độ xem tuyến buýt sông là một “sản phẩm du lịch mới” là chưa chính xác, gây nhầm lẫn và sẽ gây tác động xấu trong quá trình xây dựng loại hình du lịch đường thủy của Thành phố Hồ Chí Minh.
Bởi qua quá trình hoạt động của buýt sông có thể thấy được loại hình này nên xác định sẽ gánh vác thêm vai trò là một kênh quảng bá hiệu quả cho các sản phẩm du lịch của thành phố trong hiện tại và tương lai.
Chẳng hạn như tuyến buýt sông Bạch Đằng – Linh Đông nên cung cấp thông tin quảng bá về những sản phẩm du lịch tại bán đảo Thanh Đa.
Trong tương lai, thành phố sẽ có nhiều tuyến buýt sông nữa đi toàn bộ các lưu vực của sông Sài Gòn sẽ đóng vai trò quảng bá sản phẩm du lịch ở những nơi đi qua.
Điều này rất phù hợp với Kế hoạch số 3546/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển sản phẩm du lịch đường thủy thành phố giai đoạn 2017 – 2020 sẽ tập trung một số tuyến đường thủy xuất phát từ bến Bạch Đằng, bến Cầu Mống và bến cảng Sài Gòn – Khánh Hội (quận 1) đi các tuyến du lịch trong thành phố và các tỉnh miền Đông như: Bình Dương, Đồng Nai và các tuyến miền Tây Nam Bộ.
Như vậy để từng bước thực hiện được vai trò tích hợp của phương thức vận tải buýt sông, dựa trên Kế hoạch 3546, thành phố cần sớm nghiên cứu và bổ sung vai trò của các tuyến buýt sông vào chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đường thủy đến năm 2030.
Ở góc độ khác, việc phát triển thành phố hiện đại nhưng vẫn bảo tồn không gian ven sông cũng như những di sản nằm ven lưu vực, chi lưu sông Sài Gòn cũng cần được nghiên cứu để không chỉ tuyến buýt sông hiện tại cũng như trong tương lai phát huy tốt các vai trò nêu trên mà góp phần đẩy mạnh các sản phẩm du lịch đường thủy của Thành phố Hồ Chí Minh./.
(Còn tiếp bài cuối: Giữ gìn di sản ven sông để phát triển du lịch)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Du lịch đường thủy Tp Hồ Chí Minh - Bài 1: Tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ
13:10' - 21/07/2018
Với điều kiện tự nhiên về sông ngòi kết nối các vùng lân cận và biển Đông, thành phố Hồ Chí Minh giàu tiềm năng phát triển du lịch đường thủy.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh chậm triển khai các bãi đậu xe ngầm
13:38' - 18/07/2018
Sau nhiều lần trì hoãn, cả 4 dự án bãi đậu xe ngầm khu vực trung tâm Tp. Hồ Chí Minh tại Công viên Lê Văn Tám, Công viên Tao Đàn, Sân vận động Hoa Lư và Sân khấu Trống Đồng vẫn chưa thể triển khai.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè từ ngày 1/8
12:01' - 17/07/2018
Việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe ô tô sẽ được thực hiện tại 22 – 24 tuyến đường tại quận 1 (13 tuyến), quận 5 (4 đến 5 tuyến) và quận 10 (5 đến 6 tuyến) của TP Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.