Dự thảo Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có điểm gì mới?
Thực hiện kế hoạch xây dựng dự thảo các nghị định thi hành Luật Lâm nghiệp, chiều 17/5, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Kiểm lâm đã khẳng định được vị trí, vai trò trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như tổ chức kiểm lâm còn thiếu thống nhất, nhiều nơi trên cùng một địa bàn còn nhiều tổ chức kiểm lâm. Cơ cấu bộ máy tổ chức kiểm lâm từ trung ương đến địa phương chưa thống nhất… Mặc dù nhiều chủ rừng đã tổ chức được lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nhưng tính ổn định chưa cao, không thu hút được lao động do chế độ, chính sách đãi ngộ…
Để phù hợp với Luật Lâm nghiệp, phù hợp với thực tiễn, việc xây dựng Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng sẽ thay thế Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm và Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng. Dự thảo Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có điểm mới là so với Nghị định 119 là đối với các vườn quốc gia, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ có hạt kiểm lâm sẽ thuộc Cục Kiểm lâm hoặc Chi cục Kiểm lâm quản lý để thống nhất đầu mối tổ chức kiểm lâm. Theo ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, để nâng cao trách nhiệm của UBND cấp huyện, đối với các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng do địa phương quản lý nên phân cấp trực thuộc UBND cấp huyện quản lý để bảo vệ rừng hiệu quả. Khi đó chủ tịch UBND xã, huyện phải chịu trách nhiệm chính trong bảo vệ rừng. Từ thực tiễn của mình, ông Nguyễn Hữu Hưng, Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên (Lạng Sơn) cho rằng, không thành lập các hạt kiểm lâm trong ban quản lý rừng đặc dụng. Bởi, ban quản lý rừng đặc dụng là đơn vị sự nghiệp, do đó việc tồn tại đơn vị quản lý hành chính là không hợp lý; bên cạnh đó để phát huy vai trò của chủ rừng là phải tự bảo vệ, quản lý, phát triển, sử dụng rừng…. Về lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, ông Nguyễn Hữu Hưng cũng đồng tình với dự thảo nghị định là không có tổ chức kiểm lâm trong ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Lực lượng này phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở nên và phải trải qua các kỳ thi tuyển viên chức, không áp dụng hợp đồng ngắn hạn… “Phải thay đổi quan điểm, tư tưởng cũ là lực lượng bảo vệ rừng thì cứ hàng ngày đi bắt bớ dẫn đến xung đột với người dân. Lực lượng bảo vệ rừng có nhiều cách để người dân không phá rừng như: tuyên truyền pháp luật, triển khai các chính sách, xây dựng nông thôn mới cùng địa phương, hỗ trợ người dân kỹ thuật sản xuất…”, ông Nguyễn Hữu Hưng góp ý. Tại hội thảo, nhiều địa phương kiến nghị nếu xóa hạt kiểm lâm trong vườn quốc gia, ban quản lý sẽ khó đảm bảo hiệu quả trong quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, đã có mô hình ban quản lý không có hạt kiểm lâm nhưng hơn chục năm qua không xảy ra tình trạng vi phạm nào về bảo vệ rừng. Do đó, chắc chắn thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển các mô hình không có hạt kiểm lâm trong các ban quản lý rừng. Với tình hình mới, nhiều đại biểu cho rằng, bản thân kiểm lâm cũng phải thay đổi phương thức quản lý, lãnh đạo để bám dân, bám rừng, vừa làm khuyến nông, khuyến lâm giúp người dân từ quản lý bảo vệ rừng đến phát triển kinh tế.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm lâm khẳng định vai trò quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
14:41' - 17/05/2018
Ngành lâm nghiệp cả nước đã có nhiều đóng góp quan trọng phát triển kinh tế- xã hội, đạt mục tiêu tăng trưởng 6,57%, nâng độ che phủ của rừng đạt 41,45%, giá trị xuất khẩu đạt trên 8 tỷ USD...
-
Kinh tế & Xã hội
Thu dịch vụ môi trường rừng tăng gần 70%
10:40' - 10/05/2018
Dịch vụ môi trường rừng là nguồn tài chính quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, giảm áp lực chi ngân sách, chi trả cho trên 5,4 triệu ha rừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng giảm mạnh
13:42' - 06/05/2018
4 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện 4.226 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 1.938 vụ (tương ứng giảm 31%) so với cùng kỳ năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định kiểm tra đối với Quân ủy Trung ương
21:43' - 18/02/2025
Chiều 18/2, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra số 1913 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định kiểm tra năm 2025 đối với Quân ủy Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
21:26' - 18/02/2025
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Vũ Hồng Thanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
21:16' - 18/02/2025
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Lê Minh Hoan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính
20:45' - 18/02/2025
Chiều 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ, giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 mới được bổ nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp
20:32' - 18/02/2025
Ngày 18/2, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng
20:26' - 18/02/2025
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24' - 18/02/2025
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19' - 18/02/2025
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51' - 18/02/2025
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.