Giới khoa học chỉ trích mạnh mẽ dự thảo ngân sách của Tổng thống Mỹ
Giới chuyên gia cho rằng kế hoạch giảm chi tiêu cho các chương trình khoa học, y tế và môi trường trong và ngoài nước sẽ đe dọa đến "Hành tinh xanh".
Ngày 16/3, một số nhà hoạt động môi trường đã nhanh chóng lên tiếng phản đối dự thảo ngân sách của Tổng thống Trump, gọi đây là một kế hoạch "tồi tệ", đặc biệt khi nó đề xuất giảm mạnh các chương trình nghiên cứu khoa học, môi trường trong khi lại tăng mạnh chi tiêu quốc phòng thêm 52 tỷ USD.
Đề cập đến đề xuất cắt giảm 31% chi tiêu cho Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) trong dự thảo ngân sách, Phó Giám đốc về quan hệ chính phủ tại Tổ chức Bảo tồn đại dương Addie Haughey cho rằng thông điệp của dự thảo ngân sách mà Nhà Trắng muốn gửi đến là "đại dương của chúng ta - động lực thúc đẩy nền kinh tế trị giá 359 tỷ USD và hỗ trợ hàng triệu người dân - đơn giản không phải là một ưu tiên của chính quyền Tổng thống Trump".
Theo chuyên gia này, kế hoạch trên cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, kế sinh nhai và sự an toàn của hàng trăm nghìn người dân ở vùng duyên hải trải dài từ Alaska đến Hawaii (Ha-oai), từ bang Oregon đến bang Florida.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch cấp cao thuộc Nhóm vận động Oceana, bà Jacqueline Savitz cũng kêu gọi Quốc hội bác bỏ dự thảo ngân sách trên, cho rằng đề xuất cắt giảm trên có thể làm tê liệt các cơ quan chủ chốt như Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) và Đội Bảo vệ bờ biển, cũng như sẽ phá hỏng những nỗ lực trong suốt hàng thập kỷ bảo vệ đại dương.
Theo bà Savitz, những cơ quan liên bang này với ngân sách được tài trợ sẽ cho phép các điều luật về bảo tồn đại dương có thể quản lý nghề đánh bắt cá, bảo vệ các sinh vật biển có vú và các loài bị đe dọa, bảo tồn môi trường biển, làm sạch dầu trong các sự cố tràn dầu và nhiều lợi ích khác.
Không chỉ ảnh hưởng đến các chương trình môi trường, kế hoạch ngân sách của Tổng thống Trump cũng tác động không nhỏ đến ngành khoa học vũ trụ và y tế. Theo đó, ngân sách của Viện Y tế quốc gia, cơ quan chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu y học, sẽ mất 5,8 tỷ USD và chỉ còn 25,9 tỷ USD cho tài khóa 2018.
Ngoài ra, 4 sứ mệnh nghiên cứu khoa học Trái Đất của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cũng sẽ bị chấm dứt, trong khi 3 chương trình vệ tinh nhằm mục đích nghiên cứu biến đổi khí hậu và đại dương cũng sẽ không bao giờ được triển khai. Tuy nhiên, ngân sách của NASA sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do chỉ bị cắt giảm chưa đầy 1%.
Mặc dù quản trị viên của NASA, ông Robert Lightfoot, mô tả kế hoạch của Nhà Trắng đã đề xuất "một ngân sách tích cực về tổng thể cho NASA", song người phát ngôn Tổ chức Hòa bình xanh Travis Nichols (Tra-vít Ni-côn) lại chỉ trích gay gắt khi cho rằng dự thảo trên đã hoàn toàn bộc lộ sự tham nhũng và thiển cận của Chính quyền Tổng thống Trump.
Tương tự, Giám đốc quản lý Viện Tài nguyên thế giới Manish Bapna cũng chỉ trích dự thảo ngân sách trên tiếp tục cho thấy sự coi thường của chính quyền Washington đối với các ưu tiên có vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của người dân và nền kinh tế.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu các giải pháp khí hậu và năng lượng Bob Perciasepe cũng hối thúc Quốc hội bác bỏ đề xuất cắt giảm trên, cho rằng cần thúc đẩy các chương trình giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe, thúc đẩy nền kinh tế và an ninh dài hạn. Ông cũng cảnh báo Mỹ sẽ phải trả giá đắt trong tương lai nếu ngay bây giờ không hành động để bảo vệ môi trường.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Lo ngại về chính sách ở Mỹ gây sức ép lên Phố Wall
08:48' - 17/03/2017
Các chỉ số chứng khoán Dow Jones và S&P 500 ngày 16/3 đều mất điểm khi giá dầu giảm nhẹ
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đề xuất giảm ngân sách cho chống biến đổi khí hậu của LHQ
21:00' - 16/03/2017
Việc chính quyền Tổng thống Trump đề xuất cắt giảm ngân sách cho các chương trình về môi trường đã khiến các nhà hoạt động bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu càng thêm quan ngại.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Mỹ thăng hoa
07:02' - 28/01/2017
Số liệu mới nhất cho thấy doanh số bán nhà hiện có tại Mỹ trong năm 2016 đạt mức tốt nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái.
-
Ngân hàng
Fed, ECB phát đi tín hiệu sẽ thay đổi một số chính sách tiền tệ
10:10' - 06/12/2016
Tờ Financial Times ngày 5/12 cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sắp tới sẽ có các cuộc họp quan trọng có thể dẫn đến một số thay đổi trong chính sách tiền tệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.