Fed, ECB phát đi tín hiệu sẽ thay đổi một số chính sách tiền tệ

10:10' - 06/12/2016
BNEWS Tờ Financial Times ngày 5/12 cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sắp tới sẽ có các cuộc họp quan trọng có thể dẫn đến một số thay đổi trong chính sách tiền tệ.
Fed, ECB phát đi tín hiệu sẽ thay đổi một số chính sách tiền tệ. Ảnh: EPA

Fed được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 13-14/, trong khi ECB hiện đang có dấu hiệu cân nhắc việc giảm tốc độ mua các trái phiếu chính phủ khi nhóm họp trong ngày 8/12.

Hiện nay có khoảng 80 tỷ euro trái phiếu chính phủ được mua mỗi tháng.

Thắt lại chính sách tiền tệ ở cả hai khu vực trên được cho là việc nên làm. Tại Mỹ, Tổng thống đắc cử Donald Trump rõ ràng sẽ được thừa hưởng một nền kinh tế đang phục hồi.

Tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong 9 năm. Kinh tế Mỹ đã tạo thêm được 15 triệu việc làm trong sáu năm qua.

Tại Khu vực đồng euro (Eurozone), tỷ lệ thất nghiệp giảm và hoạt động sản xuất được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, có một điều đáng nói là những điều kiện để tiếp tục tăng trưởng đang chuyển biến xấu đi đáng kể.

Đồng USD tăng 6% trong vài tháng trở lại đây, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty xuất khẩu của Mỹ, trong khi đó, Eurozone cũng không được lợi gì từ việc đồng USD lên giá.

Bên cạnh đó, giá dầu tăng lên đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực này so với một năm trước đây, do đồng USD lên giá cũng ảnh hưởng đến thị trường vay nợ.

Hiện nay các thị trường đều kỳ vọng chính sách ngân sách Mỹ cởi mở hơn nữa, điều này dẫn đến lạm phát tăng lên và có thể sẽ khiến các ngân hàng trung ương phải đối phó bằng cách thắt chặt một số chính sách.

Tuy nhiên, cần lưu ý, chính sách kích thích tài khóa mà chính quyền ông Trump kỳ vọng mới chỉ là ý tưởng, nhưng các thị trường ở cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều đã thắt chặt các điều kiện cho vay nhằm đối phó với chính sách này.

EU còn có thêm một mối lo ngại nữa là bất ổn chính trị hiện đang tập trung vào việc Thủ tướng Italy Matteo Renzi từ chức sau cuộc trưng cầu dân ý về cải cách hiến pháp thất bại.

Điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng và khơi lại cuộc khủng hoảng nợ của Eurozone.

Điểm mấu chốt của vấn đề hiện nay là các ngân hàng trung ương có thể tác động lên nền kinh tế bằng cách thay đổi các điều kiện tín dụng trên thị trường, chứ không hẳn là để thị trường quyết định.

Và trong tình hình hiện nay để các ngân hàng trung ương can thiệp là điều nên làm.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục