Hàn Quốc, Nhật Bản tích cực giải quyết thỏa thuận "phụ nữ mua vui"
Phát biểu với báo giới ngày 20/5 tại Seoul, ông Moon Hee-sang, đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, nêu rõ Tokyo nhận thức được những "quan điểm phản đối" của Seoul liên quan tới thỏa thuận ký kết giữa Nhật Bản với chính quyền của cựu Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye.
Theo quan chức trên, trong chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày của ông, quan chức hai nước không đề cập đến việc hủy bỏ thỏa thuận trên, song đã làm rõ rằng "phần đông người Hàn Quốc không thể chấp nhận thỏa thuận ký kết năm 2015".
Tuy nhiên, ông Moon Hee-sang khẳng định thỏa thuận sẽ không cản trở hai nước thúc đẩy quan hệ song phương.
Theo thỏa thuận ký năm 2015, Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí giải quyết "triệt để và dứt điểm" vấn đề "phụ nữ mua vui" - nguyên nhân gây căng thẳng ngoại giao giữa hai nước trong một thời gian dài.
Chính phủ Nhật Bản đã xin lỗi tất cả nạn nhân từng phải chịu đựng những tổn thương về thể xác và tinh thần. Trong năm ngoái, Tokyo cũng đã thông qua một quỹ hỗ trợ của Hàn Quốc, chuyển 1 tỷ yên (tương đương 8,9 triệu USD) tới nạn nhân là "phụ nữ mua vui" và gia đình họ.
Ước tính có hơn 200.000 phụ nữ, phần lớn là phụ nữ trên bán đảo Triều Tiên, đã bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho binh sĩ phát xít Nhật trong giai đoạn từ năm 1910 đến 1945.
Trước đó, trong một cuộc điện đàm ngày 11/5 với tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi thỏa thuận nói trên.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Seoul lại ngụ ý về khả năng xóa bỏ thỏa thuận này, khẳng định rằng hầu hết người Hàn Quốc không chấp nhận một thỏa thuận như vậy.
Ông Moon Hee-sang vừa trở về Hàn Quốc sau chuyến thăm Nhật Bản. Trước đó, trong ngày 18/5, đặc phái viên của tân Tổng thống Hàn Quốc đã có cuộc gặp và trao bức thư của Tổng thống Moon Jae-in tới Thủ tướng Shinzo Abe, trong đó hai bên nhất trí nối lại "ngoại giao con thoi" giữa hai nhà lãnh đạo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản phản đối tàu Hàn Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế
10:03' - 18/05/2017
Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo một tàu nghiên cứu của Hàn Quốc bị phát hiện hoạt động trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ngoài khơi bờ biển phía Tây của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Tổng thống Hàn Quốc đối mặt với nhiều thách thức
06:30' - 16/05/2017
Muốn dẫn dắt đất nước tiến lên, tân Tổng thống Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, con đường phía trước của ông Moon Jae-in đầy gập ghềnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.