Hà Nội đảm bảo an toàn cho hành lang đê điều
Tuy nhiên, một số đê trọng điểm và điểm xung yếu cần phải triển khai phương án xử lý cấp bách. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã lên phương án cụ thể để phòng trường hợp thời tiết bất thường gây ra diễn biến bất lợi.
Cũng theo ông Thịnh, việc sạt lở ở xóm Giữa, thôn Thịnh Thôn là 1 trong 4 điểm sạt lở tại huyện Ba Vì đã sạt lở thời điểm cuối 2015 và mùa mưa bão 2016.Hiện UBND thành phố cho xử lý cấp bách nhưng đang vướng bởi văn bản về quy định trình tự, thủ tục. Hy vọng với sự chỉ đạo sát sao của UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ hoàn thành thủ tục đầu tư và triển khai sớm để ít nhất có thể đưa vào chống lũ năm 2017.
Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cũng vừa kiểm tra sự cố sạt lở tầng phủ chân đê hạ lưu từ K78+910 đến K79+880 đê hữu Hồng, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Đây là một trong những sự cố nguy hiểm ảnh hưởng đến công tác phòng chống lụt bão ở địa phương này. Qua kiểm tra hiện trường, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội phát hiện, vị trí sạt lở tương ứng từ K78+910 đến K79+880 hạ lưu đê hữu Hồng, xã Tứ Hiệp. Cụ thể, chiều dài khu vực sạt lở khoảng 970m, rộng từ 5 đến 10m, lở đứng thành, chênh cao khoảng 1,8m; có vị trí sạt lở đã sát vào đường hành lang chân đê.Đặc biệt, có 2 vị trí sạt lở sát vào chân đê (đoạn từ K78+910 đến K79+280 chưa có đường hành lang chân đê) tương ứng tại K79 dài 40m và tương ứng tại K79+100 dài 50m và có xu thế tiếp tục sạt lở.
Hiện nay, Hà Nội đã phê duyệt có 31 sự cố đê điều nghiêm trọng cần xử lý và 16 sự cố nhỏ tiếp tục được theo dõi. Để đảm bảo an toàn cho hành lang đê cũng như cho người dân trong mùa mưa bão 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều, hồ chứa, công trình thủy lợi, xác định các trọng điểm, các điểm xung yếu, kiểm kê vật tư dự trữ tại các kho và trên các tuyến đê thuộc thành phố quản lý. Đồng thời, lên phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai. Quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng, tu sửa các công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai. Ngoài ra, Hà Nội cũng kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp và bố trí kinh phí, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, các điều kiện đảm bảo để thực hiện phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”; tổ chức tập huấn, hiệp đồng, thực hành triển khai các phương án xử lý sự cố do thiên tai gây ra. Đồng thời, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ theo dõi tổ chức thông báo cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 47 sự cố về đê điều; trong đó, 9 sự cố về kè trên địa bàn huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyên; 15 sự cố về đê trên địa bàn huyện Đan Phượng, Gia Lâm, Thanh Oai, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Quốc Oai, quận Hà Đông, Thanh Trì;23 sự cố sạt lở bờ sông trên địa bàn các quận: Hai Bà Trưng, Hà Đông, thị xã Sơn Tây, các huyện: Ba Vì, Phú Xuyên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Chương Mỹ, Gia Lâm, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Mỹ Đức./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lấy ý kiến dự thảo thông tư về quản lý cát, sỏi lòng sông
10:08' - 26/05/2017
Việc khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác ở khu vực bãi sông phải gắn kết với các yêu cầu về khơi thông dòng chảy, tăng khả năng thoát lũ, bảo đảm chức năng của nguồn nước.
-
Kinh tế tổng hợp
Sạt lở nghiêm trọng bờ sông Thao
08:12' - 24/05/2017
Tình trạng sạt lở bờ sông Thao trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ diễn ra ngày một nghiêm trọng, khiến hàng chục ha đất vườn trồng cây ăn quả, trồng hoa màu của người dân bị trôi xuống sông.
-
Kinh tế Việt Nam
Xe quá tải phá nát nhiều tuyến đê tại Hà Nội
15:10' - 18/05/2017
Bất chấp quy định về tải trọng, hiện nay nhiều xe quá tải vẫn ngang nhiên hoành hành trên các tuyến đê của Hà Nội khiến mặt đê bị xuống cấp, hư hỏng.
-
Kinh tế tổng hợp
Hưng Yên xử phạt hành vi đổ phế thải trên đê sông Hồng
16:59' - 17/05/2017
Thời gian gần đây, trên tuyến đê sông Hồng đoạn qua huyện Văn Giang đã xuất hiện tình trạng đổ trộm đất và chất thải trên đê.
-
Ý kiến và Bình luận
Phải nhanh chóng tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế cát tự nhiên
09:59' - 17/05/2017
Với tốc độ xây dựng như hiện nay thì chỉ chưa đầy 15 năm nữa, nguồn cung cát sẽ cạn kiệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên kiên quyết xử lý vi phạm đất nông nghiệp
21:23' - 16/05/2017
"Việc xử lý các vi phạm đất đai và hệ thống công trình thủy lợi, đê điều phải quyết liệt, không kết thúc, không thể làm "đánh trống bỏ dùi".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Dự báo điểm chuẩn đại học biến động, thí sinh cân nhắc chọn ngành phù hợp
13:47'
Dự kiến ngày 16/7 tới kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025 sẽ được công bố, sau đó, thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học.
-
Kinh tế tổng hợp
Hoàn thiện chiến lược định vị hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế
13:01'
Việc nâng cao mức độ nhận diện tích cực sẽ góp phần củng cố uy tín quốc gia và khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh hình ảnh quốc gia ngày càng khốc liệt.
-
Kinh tế tổng hợp
Công trình ngầm nào ở Hà Nội được khuyến khích xây dựng?
10:53'
Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1).
-
Kinh tế tổng hợp
Khởi công dự án cầu gần 500 tỷ đồng phía Nam TP. Hồ Chí Minh
10:52'
Sáng 10/7/2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khởi công dự án xây dựng cầu Rạch Tôm.
-
Kinh tế tổng hợp
Phát động cao điểm thi đua tình nguyện hỗ trợ thi công đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên
10:20'
EVN và Trung ương Đoàn phát động thi đua cao điểm hỗ trợ thi công đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên, huy động sức trẻ đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm quốc gia.
-
Kinh tế tổng hợp
Công nghiệp không khói chuyển mình theo hướng xanh
10:00'
"Du lịch xanh" nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên tự nhiên, nhân văn đã và đang trở thành hướng đi được nhiều cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long lựa chọn.
-
Kinh tế tổng hợp
Hành chính công: Không để dân chờ, không để trách nhiệm trống
09:41'
Việc sáp nhập các địa phương vào TP. HCM mở ra giai đoạn phát triển mới, với thách thức lớn hơn nhưng cũng là cơ hội để khẳng định tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và sự nỗ lực của toàn hệ thống.
-
Kinh tế tổng hợp
Tái tạo thủy sản – Chìa khóa hút khách mới cho du lịch Đồng Tháp
09:41'
Bến sông Tiền với sự quản lý của Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hồng Ngự đã trở thành địa chỉ tin cậy, thu hút nhiều tổ chức, nhân đến thả cá phóng sinh và thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.
-
Kinh tế tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh: Bờ kè Long Hải oằn mình vì rác thải
09:40'
Tại khu vực bờ kè ấp Phước Lợi thời gian gần đây xuất hiện với đủ các loại rác thải sinh hoạt như thùng xốp, hộp xốp, bao nilong, chai nhựa, bàn, ghế, nệm, ghe nhỏ… vứt ngổn ngang, xuất hiện dày đặc.