Hoàn thiện chính sách để siết chặt bán hàng đa cấp
Theo ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), tính đến tháng 9/2016, cả nước có 50 doanh nghiệp đủ giấy phép hoạt động.
Trong 6 tháng đầu năm, các công ty bán hàng đa cấp đạt tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng, đóng thuế cho Nhà nước 452 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, trong số này thì doanh thu của khối có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1.800 tỷ đồng (chiếm 45% thị phần), doanh thu của khối doanh nghiệp trong nước khoảng 2.200 tỷ đồng (chiếm 55% thị phần).
Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp hiện có 500.000 người, giảm 57% so với hơn 1,1 triệu người của cùng kỳ năm 2015.
Ông Trịnh Anh Tuấn cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên lãnh thổ Việt Nam có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014, nghĩa là cách đây hơn 2 năm nhưng đã bộc lộ nhiều bất cập khiến loại hình kinh doanh này đang bị biến tướng tại Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận.
Điều này thể hiện qua việc đã có ít nhất 9 doanh nghiệp bị Cục Quản lý Cạnh tranh rút giấy phép hoạt động và bị xử phạt với số tiền lên đến gần chục tỷ đồng.
Cùng với đó, ngày 9/3/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 02 về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong bán hàng đa cấp.
Qua đó rà soát những quy định còn bất cập để sửa đổi Nghị định 42 theo hướng siết chặt hơn nữa loại hình kinh doanh này để trình Chính phủ thông qua.
Tuy vậy, hầu hết các mức xử phạt quy định tại Nghị định 42 chưa đủ sức răn đe. Chính vì thế, Nghị định sửa đổi đang được các đơn vị chức năng Bộ Công Thương soạn thảo theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, đồng thời siết chặt hơn nữa các hoạt động bán hàng đa cấp.
Thống kê từ Bộ Công thương cho thấy, 6 tháng đầu năm các Sở Công Thương đã tiến hành kiểm tra doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành trên cả nước.
Kết quả cho thấy 26 doanh nghiệp trên tổng số 48 công ty nằm trong diện kiểm tra có dấu hiệu vi phạm và bị xử phạt với số tiền lên tới gần 4,5 tỷ đồng.
Đặc biệt là các vi phạm phổ biến gồm không đăng ký hoạt động, tự ý thay đổi hồ sơ, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo mạng lưới quy mô lớn mà không thông báo nên Sở Công Thương đã xử phạt số tiền hơn 600 triệu đồng.
Đại diện cho Sở Công Thương, ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ: Mặc dù các doanh nghiệp đã thực hiện khá đầy đủ nghĩa vụ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nhưng việc quy định doanh nghiệp không cần có chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh tại địa phương đang gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác giám sát, quản lý, thanh tra và kiểm tra.
Bên cạnh đó, với đặc điểm là người tham gia/nhà phân phối đến tận địa chỉ của khách hàng để tư vấn nên rất khó kiểm soát về nội dung và càng khó thu thập được chứng cứ để xử phạt người tham gia trong trường hợp người tham gia đó nói sai, nói quá về công dụng của sản phẩm cũng như lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp để dụ dỗ khách hàng mua hàng hoặc tham gia vào mạng lưới do mình xây dựng.
Hơn nữa, các đối tượng này thường xuyên thay đổi phương thức để lôi kéo người tham gia nên dù các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt nhưng một số cá nhân/tổ chức đã chuyển sang các hình thức khác để tiếp tục huy động tài chính, kêu gọi góp vốn đầu tư nhưng thực tế toàn dự án ảo.
Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường cho biết, tính từ năm 2015 đến nay Cục này đã kiểm tra, xử lý 353 vụ việc liên quan đến kinh doanh đa cấp với tổng số tiền phạt là gần 5 tỷ đồng.
Theo ông Tín, các hành vi vi phạm của các công ty bán hàng đa cấp hầu hết là không thông báo các cơ quan quản lý khi sửa đổi giấy chứng nhận bán hàng đa cấp, khi thay đổi hồ sơ không thông báo, không thông báo với cơ quan quản lý Nhà nước khi thực hiện hoạt động khuyến mại; không cung cấp đầy đủ thông tin cho người tham gia mạng lưới; tổ chức hội nghị, hội thảo không đúng nội dung thông báo....
Vì vậy, việc kiểm tra, xử lý các công ty này trở nên rất khó khăn do nhiều công ty có địa chỉ ảo, tổ chức bán hàng lén lút, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa.
Do đó, Bộ sớm hoàn thành các quy định quản lý bán hàng đa cấp chặt chẽ hơn, cùng với việc tăng cường kiểm tra kiểm soát, thanh tra các doanh nghiệp này trên toàn quốc.
Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: Dù không phải công ty đa cấp nào cũng vi phạm và đổ vỡ nhưng với quy mô số người tham gia bán hàng đa cấp lên tới 1,2 triệu người cũng sẽ có tác động rất lớn đến đời sống người tham gia và cả người tiêu dùng.
Ngoài xã hội đã xảy ra nhiều hiện tượng bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng hình thức này để lừa đảo, huy động tài chính, thậm chí các hình thức biến tướng khác…
Do vậy, nếu không kịp thời nghe ý kiến từ dư luận, xã hội, tăng cường biện pháp quản lý thì chắc chắn nguy cơ rất lớn, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân và gây bất ổn xã hội.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ngay sau khi có Chỉ thị 02, vấn đề đặt ra là quản lý Nhà nước thế nào để đáp ứng yêu cầu quản lý.
Hiện nay, hầu hết các đơn vị liên quan đều đặt nặng vấn đề về số lượng đi kiểm tra, xử lý nhưng quan trọng là phải có cái nhìn toàn diện, tổng thể chứ chưa có cái nhìn toàn diện về vai trò của Bộ Công Thương trong phân cấp quản lý cũng như vai trò của các cơ quan quản lý ở địa phương.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, mặc dù Cục Quản lý Cạnh tranh đưa ra rất nhiều kiến nghị nhưng về khung khổ pháp lý trong khi Nghị định 42 còn rất sơ sài, chưa rõ sửa nội dung gì, qui định nào.
Bên cạnh đó, thông tin cung cấp các đối tượng vi phạm, website là không đủ, cần phải có vai trò của chính quyền địa phương.
Bàn về giải pháp xử lý các hành vi bán hàng đa cấp trái phép, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, nếu chỉ tăng cường thanh tra, kiểm tra thì sẽ không bao giờ đủ nguồn lực để thực hiện mà cần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.
Do đó, tới đây Bộ Công Thương sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các văn bản, chính sách quản lý và trong thời gian đó, phải siết chặt, hạn chế cấp phép mới bán hàng đa cấp.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng lưu ý về tính chất của bán hàng đa cấp rất phức tạp, khó kiểm soát, nguy cơ trục lợi rất lớn nếu không có khung chính sách quản lý chặt chẽ.
Vì thế, phải tính đến sửa những nội dung cơ bản của Nghị định 42/CP; những bất cập lớn trong quy định về địa điểm, nơi đặt trụ sở...các công ty bán hàng đa cấp.
Hiện, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 42/2014/NĐ-CP nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý quản lý hoạt động Bán hàng đa cấp để trình Chính phủ thông qua./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh báo không tham gia các hoạt động đa cấp, tránh thiệt hại đáng có
18:29' - 14/09/2016
Trước khi tham gia hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia phải tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp và không nên tham gia nếu doanh nghiệp đó kinh doanh các loại hình theo phương thức đa cấp.
-
DN cần biết
Công bố kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh đa cấp
15:13' - 11/07/2016
Ngày 11/7, Bộ Công Thương đã công bố kết quả thanh, kiểm tra việc chấp hành hoạt động kinh doanh đa cấp tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này và đã phát hiện nhiều sai phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý hóa chất, bán hàng đa cấp
16:19' - 06/05/2016
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết các đơn vị thuộc Bộ vẫn chậm nắm bắt các diễn biến hoạt động trong các lĩnh vực, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn
14:26'
Các ngành công nghiệp công nghệ cao; trong đó, có công nghiệp bán dẫn đang ngày càng có vai trò quan trọng và đang trở thành trụ cột kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.