Kim loại hiếm và những hiểm họa trong thế kỷ 21 (Phần 2)
Nhà báo Guillaume Pitron, tác giả cuốn “Đại chiến kim loại hiếm” điểm lại: “Nếu như vào thế kỷ 19, nước Anh thống trị thế giới nhờ vị thế bá chủ trong lĩnh vực sản xuất than, thì một phần thế kỷ 20 có thể được giải thích qua việc Mỹ và Arab Saudi tăng cường khai thác dầu mỏ và kiểm soát các tuyến đường lưu thông huyết mạch để bảo vệ nguồn năng lượng này.
Đối với thế kỷ 21, có một quốc gia đang thống trị các nguồn tài nguyên kim loại hiếm và đi đầu trong việc tiêu thụ. Đó là Trung Quốc”.
Tác giả nhấn mạnh: Trước hết xét về mặt kinh tế, công nghiệp, cùng lúc với việc nỗ lực chuyển đổi nền kinh tế, hướng sang “kinh tế xanh”, “chúng ta đang tự nhảy vào miệng con rồng Trung Quốc”, bởi quốc gia này độc quyền chiếm hữu các mỏ kim loại hiếm, là cơ sở cho hai trụ cột của nền kinh tế mới, công nghệ ít phát thải khí gây ô nhiễm và kỹ thuật số.“Hành động như vậy, phương Tây đang đặt số phận các công nghệ xanh và kỹ thuật số - phần tinh hoa nhất của nền công nghiệp tương lai” vào tay Trung Quốc. “Chỉ cần (Bắc Kinh) siết chặt việc xuất khẩu các nguồn kim loại này, hậu quả kinh tế và xã hội tại Paris, New York hay Tokyo sẽ là nghiêm trọng”...
Vì sao nói Trung Quốc độc quyền lĩnh vực kim loại hiếm?“Hàng năm, cơ quan điều tra Mỹ USGC (United States Geological Survey) công bố một báo báo có tầm quan trọng toàn cầu “Mineral Commodity Summaries” (Tóm lược các mặt hàng khai khoáng). 90 loại nguyên liệu cần thiết hàng đầu với nền kinh tế thế giới đương đại được xem xét tỉ mỉ, trên phương diện trữ lượng trong thiên nhiên, nguồn dự trữ, và đặc biệt là thực trạng khai thác hiện nay.Thông tin về thực trạng khai thác đáng báo động. USGC cho chúng ta biết "Bắc Kinh sản xuất 44% indium được tiêu thụ trên thế giới, 55% về vanadium, gần 65% spath fluor và graphite tự nhiên, 71% về germanium và 77% antimoine”.
“Ủy ban châu Âu, về phần mình, cũng đưa ra một con số tương tự: Trung Quốc sản xuất đến 61% lượng silicium, và 67% lượng germanium thế giới. Tỉ lệ đạt tới 84% đối với tungstene và 95% đối với các loại đất hiếm”.Trung Quốc không chỉ đứng đầu thế giới về sản xuất các kim loại hiếm, mà còn cả về tiêu thụ. “Để phục vụ nhu cầu của thị trường 1,4 tỉ dân, Trung Quốc hút tới 45% sản lượng kim loại hiếm toàn cầu, cũng tương tự với các sản phẩm nông nghiệp, dầu mỏ, sữa bột hay rượu vang”…“Mô hình kinh tế kim loại hiếm” đe dọa đảo lộn gì?Theo nhà báo Guillaume Pitron, Bắc Kinh ý thức được rất rõ giá trị của các kim loại nói chung, và kim loại hiếm nói riêng, đối với nền kinh tế thế giới. Đa số các lãnh đạo Trung Quốc đều làm việc trong các ngành nghề liên quan đến khai mỏ, hay kỹ sư.Trong thời gian ở Pháp, Đặng Tiểu Bình từng làm việc tại một xưởng đúc. Sáu chủ tịch và thủ tướng sau đó của Trung Quốc, ngoại trừ Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường (Li Keqiang) là luật sư, còn lại đều được đào tạo về kỹ sư hay địa chất học.
“Trong vòng một vài thế kỷ, Trung Quốc đã mở rất nhiều mỏ trong nước, mặt khác khởi sự xây dựng một ‘con đường tơ lụa mới’ trên biển và trên bộ, nhằm bảo vệ hành lang vận tải khoáng sản từ châu Phi”.Tác giả ghi nhận: “Mỗi lần Bắc Kinh mưu toan mở rộng phạm vi ảnh hưởng, các thị trường toàn cầu và cân bằng địa chính trị lại rung chuyển”. Bắc Kinh không chỉ là “một tác nhân của thị trường kim loại hiếm”, mà chính là đang trở thành “một thế lực tạo tác” các thị trường này”.
Theo kiểu Trung Quốc, hàng loạt quốc gia cũng đang nổi lên theo hướng độc quyền khai thác một thứ quặng kim loại hiếm. Ví dụ như Congo sản xuất tới 64% colbalt, Nam Phi cung ứng 83% platine, iridium và ruthénium, hay Brazil, khai thác 90% niobium.Châu Âu cũng phụ thuộc nặng nề vào Mỹ, nơi cung ứng 90% beryllium của thế giới. Các đe dọa là rõ ràng đối với các hệ sinh thái, bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới hiện nay dựa rất nhiều vào việc khai thác nguồn tài nguyên hiếm hoi này.
Tốc độ khai thác kim loại hiếm cứ mỗi 15 năm lại tăng gấp đôi. Nguy cơ kiệt quệ kim loại hiếm đang lơ lửng.
Về mặt quân sự và địa chính trị, nạn khan hiếm kim loại hiếm đặc biệt tác động đến lĩnh vực quốc phòng. Hàng loạt phương tiện quân sự tối tân của phương Tây, như người máy, vũ khí tin học, phi cơ chiến đấu F-35… đang phụ thuộc một phần vào “thiện chí” của Trung Quốc.“Trong lúc các cộng sự của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự đoán 'chắc chắn' sẽ có chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông, thì vấn đề kim loại hiếm là nỗi đau đầu của các cơ quan tình báo Mỹ. Cuộc cạnh tranh khai thác kim loại hiếm vốn đã gây thêm căng thẳng… trong tương lai có thể đưa các xung đột chủ quyền đến các khu vực, cho đến nay vẫn được coi là các ốc đảo bình yên”.
“Cơn khát kim loại hiếm” sẽ càng bị kích thích với đà dân số tiếp tục tăng lên đến cực điểm với khoảng 8,5 tỉ người vào khoảng 2030, cùng với phương thức tiêu thụ kỹ thuật số đang ngày càng trở nên phổ biến, và mức độ hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ giữa các nước phương Tây và các quốc gia đang trỗi dậy.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống Trump mở ra cuộc Chiến tranh Lạnh về kinh tế với Trung Quốc
06:30' - 14/01/2018
Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) mới đây đăng bài phân tích về mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung của ông James Pethokoukis, biên tập viên phụ trách chuyên mục kinh tế của viện nghiên cứu này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phóng vệ tinh khảo sát tài nguyên
18:59' - 13/01/2018
Ngày 13/1, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh khảo sát các tài nguyên trên đất liền từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền (Jiuquan) đặt ở sa mạc Gobi, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Cần khuôn khổ pháp luật tốt hơn trong lĩnh vực khai khoáng
15:30' - 12/05/2017
Hội nghị lần thứ 11 của MTF là một hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện lớn thứ 2 của Năm APEC 2017 đang diễn ra tại Hà Nội.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khuyến khích các tập đoàn khai khoáng tăng cường vị thế tại châu Phi
15:11' - 09/02/2017
Trung Quốc khuyến khích các tập đoàn khai khoáng trong nước tăng cường các hoạt động mua bán, sáp nhập và tham gia hàng loạt vào các dự án khai thác mỏ tại Châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này