Kinh tế Mỹ liệu có “cất cánh” sau giảm thuế? (Phần 2)
Chiếc “đòn bẩy” mang tên thuế thu nhập
Dù thuế suất giảm nhưng ý tăng trưởng GDP cao sẽ đẩy thu nhập kinh doanh và cá nhân tăng cao, cuối cùng sẽ cho tổng thu nhiều hơn và không làm tăng thâm hụt ngân sách do giảm thuế, nhất là sau 3-4 năm.
"Linh hồn" của cuộc “cách mạng giảm thuế” là sẽ cho giảm hẳn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống 20%, và sau nữa là đơn giản hoá hệ thống thuế thu nhập cá nhân bằng cách gộp các mức thuế suất, hay giảm bớt số mức thuế, tùy theo dự luật thuế nào được chấp thuận.
Theo các nghiên cứu định lượng được các nhà kinh tế trên trích dẫn, các kết quả và tiến trình từ giảm thuế đến nâng cao tăng trưởng kinh tế sẽ như sau: Đầu tiên, giảm thuế doanh nghiệp và cho khấu trừ ngay chi phí đầu tư sẽ làm tăng đầu tư và kéo theo đó là hoạt động kinh tế vì giới doanh nghiệp sẽ có triển vọng tăng lợi nhuận.
Các nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng giảm thuế xuống mức 20% sẽ tăng nhu cầu đầu tư khoảng 15% và GDP trong 10 năm khoảng 4%, tức là tăng thêm 0,4% GDP trong mỗi năm.
Hai mắt xích quan trọng cho tác dụng của việc giảm thuế lên GDP là bớt thuế sẽ làm tăng đầu tư của tư nhân; và việc tăng đầu tư này sẽ tác động đến các hoạt động kinh tế khác như tiêu thụ và xuất cảng; các tranh luận giữa các nhà kinh tế và hai phe bênh và chống chương trình giảm thuế nhìn chung xoay quanh hai mắt xích đó.
Cho đến rạng sáng ngày 2/12, Thượng viện đã tranh luận gay go về việc này trước khi bỏ phiếu chấp thuận; đặc biệt một Thượng nghị sỹ Cộng hoà duy nhất chống lại, ông Bob Corker, đòi là nếu tăng trưởng GDP và thu thuế không được như dự kiến, sẽ dự trù các biện pháp tự động tăng thuế trở lại khoảng 350 tỷ USD để tránh thất thu ngân sách. Ông muốn cung cấp “cái phao” nếu kết quả thực tế không đạt như ý đa số các thành viên của đảng mình.
Trong lập luận của những người lo ngại, có thể có hai lý do tại sao giảm thuế thu nhập chưa chắc sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP cao hơn. Thứ nhất các doanh nghiệp dùng số thu nhập được tăng lên vào chuyện khác thay vì đầu tư, chẳng hạn như trả thêm cổ tức hay mua lại cổ phần quỹ, hay tăng lương cho giới quản trị; dù như vậy thì kết cục vẫn là tăng đầu tư và tiêu dùng - các yếu tố làm tăng GDP.
Tiếp đó là các doanh nghiệp đầu tư thêm, nhưng các khoản đầu tư này không dẫn đến tăng trưởng GDP vì nền kinh tế đã đạt đến mức toàn dụng (full capacity), như Mỹ đang đến gần, và đầu tư thêm sẽ chỉ dẫn đến lạm phát.
Đây là trường hợp mà các yếu tố sản xuất đã ở mức toàn dụng, chẳng hạn như nạn thất nghiệp đã đến mức thấp tối thiểu, không có cách nào để tăng thêm lao động, trừ khi đem dân ngoại quốc vào, một điều mà ông Trump và giới bảo thủ không muốn.
Do đó, theo một vài quan sát viên, giảm thuế lúc này khi nền kinh tế Mỹ đang gần mức toàn dụng có thể ví như “đổ dầu vào lửa” vì dễ dàng gây ra lạm phát cao trở lại trong tương lai. Theo kinh nghiệm ở Mỹ, lạm phát thường do chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức hay quá lâu, chứ không do tăng đầu tư; khi tăng đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ giải phóng lao động: tăng tự động hoá, trí tuệ nhân tạo sẽ làm tăng GDP.
Thứ hai, cùng với việc giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 20%, các công ty Mỹ và ngoại quốc được dự báo sẽ gia tăng đầu tư ở Mỹ vì hấp dẫn hơn, và các công ty đa quốc gia của Mỹ sẽ bớt nhu cầu “outsourcing” đẩy sản xuất và việc làm ra khỏi Mỹ.
Thứ ba, giảm thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tác động tích cực đến sản xuất và tích cực gia nhập lao động hơn trước: giới đầu tư ngoài doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng đầu tư vì được khấu trừ ngay và giảm thuế, còn các cá nhân sẽ hăng hái làm việc hơn vì được giữ lại thu nhập nhiều hơn.
Đặc biệt là với mức thuế suất cá nhân cho thu nhập giới trung lưu giảm còn 12%-20%, và khoản miễn trừ căn bản (standard deduction) được tăng gấp đôi, giới trung lưu sẽ được giảm thuế đáng kể cho tới năm 2023.
Và giới có thu nhập cao nhất, dù vẫn phải trả thuế suất cao nhất 38%-39,6% (tùy theo dự luật nào được chấp thuận sau cùng), vẫn được ước tính là thu lợi nhiều nhất, nhất là với thuế di sản (“estate tax”) sẽ được bãi bỏ phần lớn hay hoàn toàn sau một số năm, và đó sẽ là một cuộc tranh cãi còn gay go giữa hai viện quốc hội.
Nói chung, ông Trump luôn nhấn mạnh giảm thuế sẽ là biện pháp “vĩ đại” nhất để khuyến khích đầu tư vào Mỹ và chi tiêu cá nhân Mỹ, giữ lại các hãng Mỹ lớn sản xuất sinh lời ở Mỹ thay vì đem sang Trung Quốc, ví dụ điển hình là hãng Apple chuyên sản xuất ở bên ngoài, nhất là Trung Quốc, và giữ hẳn tài sản khổng lồ trên 260 tỷ USD ở ngoại quốc để tránh thuế, thay vì đem về Mỹ đầu tư lại và tạo công ăn việc làm cho lao động Mỹ.
Ngoài ra ông cũng tuyên bố sẽ thêm các biện pháp phụ và tiếp tục xét lại hay bỏ bớt các qui định nhằm tăng cường hiệu ứng sản xuất công nghệ và sớm phục hồi các thành phố công nghiệp lớn ở Mỹ.
Có điểm nổi bật cần chú ý là trong thời gian tranh luận trước khi bỏ phiếu, cả hai dự thảo của đảng Cộng hoà và Dân chủ đều đồng ý là phải thay đổi cơ cấu hiện có của các động lực cá nhân trong đầu tư, bằng cách giảm bớt khoản khấu trừ vào thuế tiền lãi vay mua nhà như trong hệ thống thuế hiện tại, nhằm khuyến khích dân chúng bớt mua nhà đắt tiền (để bớt thuế) mà cho thêm tiền đầu tư vào các khu vực khác như chứng khoán, công nghệ hay thương mại.
Đây cũng là khía cạnh quan trọng của luật thuế mới sẽ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư bất động sản tại Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Fed: Cải cách thuế sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong ngắn hạn
16:05' - 14/12/2017
Khi Quốc hội Mỹ đang tiến gần hơn đến việc hoàn tất cải cách thuế, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen cho rằng cải cách thuế sẽ chỉ có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế trong ngắn hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Cải cách thuế của Mỹ sẽ tác động xấu tới thu hút đầu tư của Mexico
11:34' - 13/12/2017
Kế hoạch cải cách thuế của Mỹ đang được Tổng thống Donald Trump thúc đẩy sẽ có thể tạo ra một làn sóng thoái vốn đầu tư khoảng 9-11 tỷ USD ở Mexico.
-
Tài chính
Tác động tức thời của cải cách thuế ở Mỹ đến Trung Quốc có thể là hạn chế
20:44' - 12/12/2017
Dự luật cắt giảm thuế đang được Quốc hội Mỹ tranh luận có thể là cải cách thuế lớn nhất trong ba thập niên và gây lo ngại cho các nhà kinh tế và các doanh nhân Trung Quốc về tác động tiềm năng của nó.
-
Tài chính
Xung quanh những đánh giá gây tranh cãi của Bộ Tài chính Mỹ về kế hoạch cải cách thuế
16:51' - 12/12/2017
Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố bản phân tích những ảnh hưởng về tài chính và kinh tế của kế hoạch cải cách thuế của đảng Cộng hòa.
-
Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ bảo vệ kế hoạch cải cách thuế
14:24' - 12/12/2017
Bộ Tài chính Mỹ cho biết những sửa đổi về thuế đối với doanh nghiệp và cá nhân mà Tổng thống Trump đề xuất sẽ giúp tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đạt 2,9% trong 10 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Cải cách thuế ở Mỹ tác động thế nào đến kinh tế Trung Quốc?
14:12' - 06/12/2017
Theo các nhà phân tích, cải cách thuế ở Mỹ sẽ có tác động hai chiều đến kinh tế Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.