Kinh tế Việt Nam ngày càng gắn kết với nền kinh tế thế giới
Ngày 20/10, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
Tại diễn đàn, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng gắn kết với nền kinh tế thế giới, vì vậy Việt Nam cần tìm những giải pháp, công cụ chính sách phù hợp và hiệu quả nhất để tái cơ cấu nền kinh tế nhằm khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế toàn cầu. Theo Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, đến năm 2020 tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giảm xuống dưới 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm trong giai đoạn 2016-2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Theo TS. Lê Xuân Sang, từ năm 2012, trong bối cảnh kinh tế trong nước tăng trưởng chững lại, Việt Nam đã bắt đầu kích cầu. Tuy nhiên trên thực tế một số đề án tái cơ cấu bắt đầu thực hiện chủ yếu từ cuối năm 2014, tăng dần từ năm 2015 và vẫn chưa thực hiện hết trong năm 2016. Thêm vào đó, rất khó tách bạch tác động của tái cơ cấu với các cải cách khác như định hướng thị trường và hội nhập; các chỉ tiêu đo lường kết quả tái cơ cấu, mục tiêu cơ cấu lại chủ yếu định tính và mơ hồ. Vì vậy, hiệu quả của tái cơ cấu tổng thể rất khó đánh giá, ngoại trừ một số chỉ tiêu trong cơ cấu lại các ngân hàng thương mại về nợ xấu và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. GS- TSKH Nguyễn Quang Thái, cho biết, thực trạng kinh tế Việt Nam dù đã đạt được nhiều kết quả, nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động có xu hướng giảm dần. Nếu so sánh với quốc tế và trong khu vực, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thua kém do nhiều nhân tố, nhất là cơ cấu lao động nông nghiệp còn lớn, chiếm 45% lao động xã hội. Việt Nam là một nước có dân số trẻ nhưng lại chỉ tận dụng vào lợi thế lao động trẻ và rẻ, yếu tố lao động có tay nghề, có năng suất chưa thực hiện đạt hiệu quả.Các kết quả về xuất khẩu và công nghệ cao chủ yếu lại thuộc về các doanh nghiệp FDI (chiếm 50% giá trị công nghiệp, 80% giá trị xuất khẩu).
GDP có thể tăng cao, nhưng GNI (thu nhập quốc dân) lại thấp, vì thế lợi ích mang lại chưa thu về cho kinh tế nội địa. Các doanh nghiệp nội địa dù là khu vực tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước có sức cạnh tranh còn khá thấp. Để cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, GS-TSKH Nguyễn Quang Thái đề xuất, cần gỡ bỏ các rào cản về tư duy phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; hoàn thiện các nhân tố tác động “đầu vào” đối với cải thiện mô hình tăng trưởng, về thể chế phù hợp kinh tế thị trường, nhất là hệ thống thị trường có độ tinh vi ngày càng cao.Bên cạnh đó, từng bước cải thiện các yếu tố khoa học công nghệ và nguồn nhân lực để có thể thích ứng với giai đoạn mới của cách mạng khoa học kỹ thuật; không ngừng cải tiến phương thức chỉ đạo điều hành, cải tiến hệ thống công chức từ đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị cho thích ứng với giai đoạn phát triển mới./.
Đề cập về cải cách thể chế, TS Lê Xuân Sang đề nghị cần tăng cường sự tham gia của tư nhân, người dân trong hoạch định, giám sát chính sách và công trình công. Đồng thời tăng nguồn lực cho lực lượng hoạch định chính sách (tiền, nhân lực). Bên cạnh đó, tận dụng, nắm bắt tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạch định chính sách công./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Ưu tiên doanh nghiệp FDI phù hợp với định hướng tái cơ cấu kinh tế
21:12' - 16/06/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tới đây, việc thu hút đầu tư sẽ theo hướng chọn lọc: Ưu tiên các doanh nghiệp FDI phù hợp với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách thể chế để tăng thu hút đầu tư từ Nhật Bản
12:16' - 07/06/2017
Nhật Bản là nhà tài trợ song phương cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam và chiếm trên 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam...
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế
18:39' - 29/05/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao các Bộ, cơ quan theo chức năng thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.