Phó Thủ tướng: Ưu tiên doanh nghiệp FDI phù hợp với định hướng tái cơ cấu kinh tế
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017 (VBF2017) vừa diễn ra sáng ngày 16/6 tại Hà Nội được đánh giá là một sự kiện quan trọng, giúp tạo nên cơ chế đối thoại liên tục, chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Qua đó, cải thiện các điều kiện kinh doanh cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân, thuận lợi hóa môi trường đầu tư và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam.
Nhiều chuyên gia kinh tế có ý kiến cho rằng, Việt Nam thực sự chưa tận dụng được những lợi ích to lớn từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như nguồn lực tài chính, chuyển giao công nghệ, nâng cao tay nghề và kỹ năng quản lý cho người lao động… cũng như những giá trị khác góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, cho dù đã trải qua gần 3 thập kỷ mở cửa nền kinh tế với rất nhiều chính sách thu hút FDI đã được triển khai.
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, do độ vênh về chất lượng nguồn nhân lực, về trình độ công nghệ và sự khác biệt về địa lý đã tạo nên những khác biệt và khoảng cách khó thu hẹp giữa FDI và các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Ông cho rằng cần phải có những giải pháp để khép lại khoảng cách, cũng như cân bằng độ vênh giữa hai khu vực kinh tế này và không thể để tiếp tục tình trạng “một nền kinh tế với hai tốc độ” như hiện nay.
Tại Diễn đàn, các nhóm công tác của Liên minh VBF và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đề xuất kiến nghị, trong tương lai gần, cần xóa bỏ mọi sự khác biệt trong chính sách áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước để đảm bảo mang lại một sân chơi công bằng, lành mạnh cho mọi nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Ông Hiroshi Karashima, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ các chính sách của Chính phủ Việt Nam. Ông cho rằng, ngoài doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp tư nhân trong nước phải có được vị trí quan trọng là động lực cho việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ hay ngành công nghiệp hỗ trợ với năng lực cạnh tranh mạnh mẽ sẽ góp phần nâng cao sức hút đầu tư vào Việt Nam đối với doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp ngành chế tạo.
Nhằm thu hẹp khoảng cách và khắc phục độ vênh giữa FDI với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, đồng thời phản hồi ý kiến về những lo ngại sẽ thay đổi chính sách thu hút đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định quan điểm và lập trường của Việt Nam, coi FDI là bộ phận hữu cơ, hết sức quan trọng trong nền kinh tế.
Chính phủ sẽ tiếp tục chủ trương thu hút mạnh mẽ FDI và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, đồng thời coi thành công của FDI là thành công của nền kinh tế Việt Nam.
Cho dù khắc phục sự lệch pha giữa hai thành phần kinh tế thì Chính phủ cũng sẽ không thu hẹp hay làm yếu đi các FDI, mà sẽ tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi để cả FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước cùng phát triển.
Tới đây, Chính phủ sẽ có chính sách kết nối thống nhất cả 2 khu vực kinh tế này để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và đủ sức mạnh tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và trong khu vực… Hội nhập quốc tế là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp tư nhân, Chính phủ, các bộ, ngành sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn để hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam theo hướng thông thoáng, minh bạch và thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế.
Chính phủ đã kiện toàn Ủy ban tạo thuận lợi thương mại quốc gia, phấn đấu đến năm 2018 sẽ đưa 80% các thủ tục hành chính lên cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia; đồng thời, tích cực rà soát các thủ tục triển khai chuyên ngành hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.
Liên quan tới chính sách thu hút đầu tư, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tới đây,việc thu hút đầu tư sẽ theo hướng chọn lọc: Ưu tiên các doanh nghiệp FDI phù hợp với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam; đảm bảo có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; đủ năng lực tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu và sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, vì lợi ích của cả hai bên./.
>>> Doanh nghiệp tư nhân mở cửa hàng bình ổn giá hỗ trợ người chăn nuôi lợn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khép lại khoảng cách kết nối doanh nghiệp FDI và tư nhân trong nước
15:16' - 16/06/2017
Vấn đề kết nối giữa doanh nghiệp tư nhân trong nước và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang cần những giải pháp khắc phục..
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam chưa tận dụng được hết lợi ích từ FDI
10:51' - 16/06/2017
Liên kết dọc giữa các công ty trong nước với các doanh nghiệp FDI còn rất yếu. Chỉ có gần 27% đầu vào của doanh nghiệp FDI được mua tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI vào Việt Nam: Hàn Quốc vẫn giữ vững ngôi đầu
06:00' - 28/05/2017
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 5 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 12,13 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01' - 21/05/2025
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.