Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách thể chế để tăng thu hút đầu tư từ Nhật Bản
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về tình hình hợp tác đầu tư thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian qua?
Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương: Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, trải qua hơn 4 thập kỷ, quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển không ngừng, thể hiện cả trên 3 lĩnh vực: thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển. Đến nay, Nhật Bản là đối tác cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, đứng thứ hai về đầu tư trực tiếp nước ngoài và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Nhật Bản cũng là nhà tài trợ song phương cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam. Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản dành cho các nước bị giảm sút do kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với khó khăn kéo dài. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước ưu tiên nhận viện trợ của Nhật Bản.
Từ khi nối lại viện trợ phát triển năm 1992 đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều loại hình viện trợ không hoàn lại khác nhau cho Việt Nam như: viện trợ không hoàn lại chung, hợp tác kỹ thuật dạng dự án, hợp tác kỹ thuật để giải quyết các vấn đề toàn cầu; nghiên cứu phát triển, cử chuyên gia, đào tạo cán bộ Việt Nam tại Nhật Bản, cung cấp trang thiết bị, viện trợ phi dự án... với tổng trị giá hơn 1,4 tỷ USD.
Hiện nay, mức viện trợ vốn vay ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam khoảng 200 tỷ Yên/năm, tập trung vào các lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế; cải thiện về mặt xã hội, đời sống và rút ngắn chênh lệch; bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực quản lý hành chính.
Vì vậy Nhật Bản trong nhiều năm liền giữ vị trí số 1 tại Việt Nam và chỉ đứng vị trí số 2 sau Hàn Quốc trong vài năm gần đây. Tính đến nay, Nhật Bản đã có trên 3.400 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 44 tỷ USD. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2017, đã có gần 2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đến từ các doanh nghiệp Nhật Bản và đang có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hiện, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 4 sau Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc.Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam – Nhật Bản liên tục tăng trưởng cao, từ mức 16,7 tỷ năm 2010 và đạt mức xấp xỉ 30 tỷ USD năm 2016.
Phóng viên: Thời gian qua, các nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những khó khăn kéo dài, chúng ta cần có giải pháp gì để tiếp tục thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản trong thời gian tới?
Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương: Trong thời gian qua, các dự án FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đã có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của Việt Nam . Với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 44 tỷ USD, vốn giải ngân đạt khoảng trên 60% (cao hơn mức bình quân chung khoảng 50%), FDI của Nhật Bản đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội.
Các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo với trình độ công nghệ cao, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không những thế, vốn FDI của Nhật Bản đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin; góp phần xây dựng phát triển hạ tầng khu công nghiệp cho Việt Nam như Khu công nghiệp Thăng Long I (Hà Nội), Khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng).....
Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản phần lớn đều có hiệu quả và có kế hoạch mở rộng hoặc tăng đầu tư tại Việt Nam trong tương lai. Khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đối với các doanh nghiệp Nhật Bản năm 2016 cho thấy 60% các doanh nghiệp cho biết làm ăn có lãi và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam .
Để tiếp tục thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua đó, tiếp tục duy trì những lợi thế của một nền kinh tế phát triển năng động, vừa là thị trường tiêu thụ tiềm năng, vừa là cứ điểm sản xuất chiến lược và mắt xích quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiện Việt Nam đã ký 12 Hiệp định FTAs thế hệ mới và vẫn đang tiếp tục đàm phán, ký kết các Hiệp định quan trọng khác trong thời gian tới. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời, thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, tập trung vào các tập đoàn lớn của Nhật Bản đầu tư các dự án lớn, công nghệ cao, các dự án kết cấu hạ tầng, các lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh.
Ngoài ra, tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phía Nhật Bản thông qua nhiều kênh đối thoại đặc biệt về chính sách nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc, tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường hợp tác đầu tư song phương.
Cụ thể là sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản; đối thoại chính sách Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren), đối thoại kinh tế Việt Nam - Kankeiren; đối thoại chính sách giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Thương mại Công nghiệp Nhật Bản. Các cơ chế đối thoại này đang được triển khai có hiệu quả, được cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao.
Phóng viên: Nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong tất cả lĩnh vực thương mại, đầu tư và ODA, Việt Nam đang có đoàn doanh nghiệp sang Nhật Bản xúc tiến đầu tư. Thưa ông, ông có kỳ vọng gì về chuyến xúc tiến thương mại lần này?
Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương: Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Nhật Bản và dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23, rất nhiều hoạt động bên lề đã được tổ chức nhằm thúc đẩy xúc tiến đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản như: hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam; tọa đàm giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản; đối thoại với Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren) và tổ chức đoàn doanh nghiệp; Đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp Nhật Bản tại vùng Kansai. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản cũng xin tiếp kiến Thủ tướng để báo cáo về kế hoạch đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới...
Từ đó, có thể thấy chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản. Qua đây, chúng tôi kỳ vọng dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ tương xứng với mong muốn của lãnh đạo và nhân dân hai nước và tiềm năng hợp tác của hai bên.
Phóng viên: Xin cám ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
20:20' - 06/06/2017
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23, ngày 6/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm và dự chiêu đãi của Thủ tướng Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao tiềm năng thị trường Việt Nam
15:41' - 06/06/2017
Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản dành sự quan tâm và kỳ vọng lớn đối với Việt Nam. Song song với điều này, các tiêu chuẩn yêu cầu của giới doanh nghiệp đối với Việt Nam ngày càng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản: Hy vọng một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam
10:54' - 02/06/2017
Theo Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam - Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
13:39' - 02/03/2017
Sáng 2/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm từ Nhật Bản nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa doanh nghiệp 2 nước và các bên liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thương mại Việt Nam - Nhật Bản hướng tới mục tiêu 60 tỷ USD năm 2020
11:37' - 13/01/2017
Sau hơn bốn mươi năm quan hệ thương mại, Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là nước tài trợ lớn nhất cho Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.