Miền Bắc Trung Quốc bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Bộ Môi trường Trung Quốc cho biết trong tuần qua, khói mù ô nhiễm đã bao trùm cả một khu vực rộng tới hơn nửa triệu km2, số thành phố có chỉ số chất lượng không khí ô nhiễm nặng tăng từ 23 lên 31, trong đó nghiêm trọng nhất phải kể đến là Bắc Kinh, Thạch Gia Trang, Hình Đài, Lang Phường và Bảo Định.
Ngày 1/12, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được tại Bắc Kinh phổ biến ở mức 500 μg, tầm nhìn xa không quá 500m, có nơi dưới 100m hoặc dưới 200m. Trong khi đó, vào đêm 30/11 có nơi đo được nồng độ các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micrômét (PM 2,5) cao nhất lên tới 945 μg, gấp 38 lần so với tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép.
Chính quyền thành phố khuyến cáo người dân không nên ra khỏi nhà, trong khi hầu hết các tuyến đường cao tốc từ vành đai 6 trở ra đã ngừng hoạt động vì lo ngại khói mù hạn chế tầm nhìn gây nguy hiểm. Các nhà máy gây ô nhiễm cũng được yêu cầu hạn chế hoặc tạm ngừng sản xuất, các công trình xây dựng trên địa bàn cũng phải dừng thi công.
Chuyên gia khí tượng cho biết nguyên nhân chính dẫn đến đợt ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong năm nay là do bối cảnh khí hậu đặc thù và điều kiện thời tiết cực đoan. Năm 2015 là năm có hiện tượng El Nino mạnh nhất trong lịch sử, thời tiết cực đoan xảy ra liên tiếp trên toàn cầu.
Tháng 11 vừa qua, miền Bắc Trung Quốc đã nhiều lần có tuyết rơi dày đặc trên diện rộng, sau khi tuyết tan làm độ ẩm mặt đất gần bão hoà, nhiệt độ xuống thấp, không khí trung tầng lại ấm dần, dẫn đến tình trạng độ ẩm cao, gió yếu, nhiệt độ chênh lệch cao, không khí ô nhiễm tích tụ phủ kín trên phạm vi rộng.
Hơn nữa, lượng than đốt và khí thải từ ô tô đã tăng lên rõ rệt khi mùa Đông đến và ô nhiễm từ khu vực xung quanh đổ về.
Năm ngoái, Trung Quốc đã phát động cuộc chiến chống ô nhiễm sau khi khói mù bao trùm thủ đô Bắc Kinh và các khu vực lân cận. Nước này cũng tuyên bố sẽgiảm tiêu thụ than, đóng cửa các khu công nghiệp gây ô nhiễm. Giới chức Bộ Môi trường Trung Quốc thừa nhận nước này không đủ khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng không khí cho đến năm 2030.
Tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra ở Pháp, Trung Quốc đã cam kết đến năm 2030 sẽ giảm 60%-65% lượng khí phát thải CO2 so với năm 2005, tỷ trọng tiêu thụ năng lượng mới và năng lượng tái tạo đạt 20%....
Nếu tình trạng chất lượng không khí không được cải thiện, mỗi năm Trung Quốc sẽ có 350-500 nghìn người chết sớm vì sống trong bầu không khí độc hại./.
TTXVN
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Google ra mắt bản đồ theo dõi tác động biến đổi khí hậu
11:23' - 01/12/2015
Sản phẩm này cho phép người dùng có thể tham gia vào một chuyến hành trình ảo khám phá các ngọn núi, rừng nhiệt đới...
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu chính thức khai mạc
20:52' - 30/11/2015
Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP21) đã chính thức khai mạc tại Paris.
-
Kinh tế Thế giới
Bill Gates góp 1 tỷ USD cho chiến dịch chống biến đổi khí hậu
17:09' - 30/11/2015
Tỷ phú Bill Gates cam kết đóng góp 1 tỷ USD để cùng các nhà đầu tư tham gia chiến dịch do ông cùng hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Pháp khởi xướng.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến đổi khí hậu gây thiệt hại 1.700 tỷ USD/năm
20:23' - 25/11/2015
Oxfam cảnh báo những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra không chỉ dừng lại ở những hiện tượng thời tiết cực đoan mà còn gây tổng thiệt hại 1.700 tỷ USD mỗi năm cho các nền kinh tế đang phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến đổi khí hậu gây ra những chứng bệnh "lạ" làm chết người
11:05' - 18/11/2015
Những hiện tượng thời tiết khắc nghệt như bão từ và lụt lội cộng thêm tình trạng ô nhiễm không khí, thực phẩm và nguồn nước đã và đang gây ra những chứng bệnh biến tướng làm chết người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.